Kỹ năng Etabs 17: Gán tải gió vào nhiều tâm Diaphragm trong Etabs như thế nào? Khi một công trình có nhiều hơn một? Tìm hiểu nhé.
“Khi ta miệt mài tập trung vào công việc, tâm trí ta được xoa dịu trong sự bình yên, thanh thản và cảm giác lâng lâng hạnh phúc” – John Cowper Powys –
Cám ơn Tất cả mọi người!
Mọi quy luật của sự phát triển đều xuất phát từ KIẾN THỨC rồi áp dụng thực tiễn sẽ thành KỸ NĂNG. Kiến thức thì ta rất dễ tiếp thu, đơn giản là cầm 1 quyển sách là ta có thể tiếp thu được. Cũng giống như ví dụ bên dưới đây: Thời còn sinh viên hay mới đi làm 1 công trình thì chỉ cần gán 1 tâm DIAPHRAGM từ trên xuống dưới thế là xong.
Nhưng càng về sau này thì một nhà có nhiều TOWER hơn thì mỗi tòa tháp thì phải gán 1 Diaphragm riêng. Cũng không phải là vấn đề gì? Thêm thì ta gán thế là xong phải không nào?
Khi gán xong thì ta vào Define/Load Patterms chọn mục User Load và Modify Lateral Load để nhập giá trị tải gió từ bảng tính Excel bên ngoài vào (nếu tính theo TCVN).
Như hình dưới đây: Có bao nhiêu tâm Diaphragm sẽ xuất hiện hết ở đây NHƯNG chúng sắp xếp xen kẽ nhau, chứ không phải theo D1 hết rồi đến D2 cho chúng ta.
Trong khi đó bảng tính Excel thì ta phải tính D1 1 sheet riêng và D2 1 sheet riêng. Vậy làm thế nào để sắp xếp trong Etabs cho ta dễ dàng nhập vào?
Công việc cũng hết sức đơn giản: Ta copy chúng và Excel vào dùng chế độ Data/Sort để sắp xếp theo trình tự.
Và đây là kết quả ta thu được:
Sau đó bạn có thể COPY giá trị tải gió từ bảng tính vào đây
Và công việc sau cùng đó là copy ngược trở lại giá trị vào trong ETABS bằng lệnh PASTE kinh điển thế là xong.
Tham khảo CLIP thực hiện để rõ hơn:
“Cuộc sống luôn có vấn đề, cách giúp ta vượt qua dễ dàng. Đó chính là mỉm cười” – Daniel Võ –
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY.
Kỹ năng Etabs 16: Mô hình cầu thang xoắn trong Etabs như thế nào? Cần chú ý những gì khi mô hình cầu thang này? Tìm hiểu ngay.
“Cuộc sống được trao cho ta, ta đạt được cuộc sống bằng cách trao nó đi” – Immanuel Kant –
Cám ơn Tất cả mọi người!
Thế giới đang trải qua những hoàn cảnh khó khăn và sẽ là một ký ức đáng nhớ trong lịch sử nhân loại như trong bộ phim “ĐẠI HỒNG THỦY NOAL” đưa m trờ về mọi thứ trở về con số 0, một con số được xem là phát minh vĩ đại của loài người cùa nhà Toàn học vĩ đại Ấn Độ Brahmagupta.
Số 0 mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau trong cuộc sống nhưng ở đây Toàn chỉ nêu lên ý nghĩa của sự khởi đầu, bắt nguồn một sự sống mới. Trong công việc hay cuộc sống chúng ta đều phải bắt đầu từ con số vĩ đại này nhưng hầu như chúng ta đều không hứng thú lắm vì nó được hiểu là KHÔNG có gì, mất trắng,…
Và một tình huống mà mình cũng bắt gặp rất nhiều trong quá trình thiết kế là đó sự thay đổi thiết kế dù chỉ là nhỏ như một cầu thang như hình bên dưới nhưng phải làm đi làm lại 3 lần. May mắn thay lần thay đổi này lại mang một niềm cảm hứng để chia sẻ cho mọi người. Bài hôm nay tuy nhỏ nhưng sẽ mang lại cho bạn một góc nhìn mới, một tinh thần mới cho khởi nguyên mới.
Để mô hình câu thang xoắn trong Etabs cần lưu ý 4 điểm sau:
Cao độ của cầu thang, xoắn cao bao nhiêu?
Có bao nhiêu bậc tất cả?
Góc cong bao nhiêu độ? (Như ví dụ trên lấy gần bằng 270 độ)
Bán kinh cong như thế nào?
Đầu tiên cần vẽ dầm ảo rồi sau đó tạo sàn cong xoắn ốc, được tiến hành như hình bên dưới:
Cần nhập đầy đủ các thông số bên dưới: Tâm đường cong, góc 1 bậc thang, số bậc và cao độ.
Cầu thang xoắn 1: Với bán kính ngoài là 1.85m
Cầu thang xoắn 2: Với bán kính ngoài là 0.65m
Để có thể phân tích tính toán, đừng quên gán tải trọng lên các bậc thang và dầm biên
Và đây là kết quả chuyển vị của bậc thang, dầm biên và khả năng chịu lực của cấu kiện.
Tham khảo kênh YOUTUBE để rõ hơn và đăng ký để không bỏ lỡ các video hấp dẫn tiếp theo:
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY.
“Thứ mà ta có thể dễ dàng làm nhất, chính là sự cho đi. Vì thế hãy cho đi thất nhiều nhựng gì ta biết” – Daniel Võ –
Kỹ năng Etabs 15: Tính toán dầm, sàn cong trong Etabs cần chú ý điều gì? Kết quả phân tích so với mô hình truyền thống như thế nào? Tìm hiểu nhé.
“Trên mặt đất làm gì có đường, người ta đi mãi mà thành đường đó thôi” – Nhà văn Lỗ Tấn –
Cám ơn Tất cả mọi người!
“Mọi
con đường đều dẫn đến thành Rome”, dù ta có làm gì hay đi bằng con đường nào đi
chăng nữa thì đích đến vẫn là bức tranh cuối cùng mà chúng ta muốn đạt được.
Cũng như hai bài chia sẻ trước về việc mô hình dầm, sàn cong trong Etabs. Tuy
lên mô hình sẽ đẹp đấy nhưng kết quả không ra như chúng ta mong muốn thì cũng
mang lại được gì? Giống như cây MẬN nhà bạn thuở nhỏ của Toàn, cây ra trái rất
sai, quả đỏ,đẹp rất ngon nhưng ăn vào thử thì thôi rồi Lượm ơi! Thật là hụt hẫng.
Vì
thế chúng ta cần quan tâm đầu tiên là kết quả cuối cùng như thế nào? Giống như
mục tiêu cuộc đời của mỗi chúng ta? Ta sẽ là ai trong cuộc đời này? Hay cứ sống
cho dòng đời xô đẩy? Câu trả lời tùy theo mức độ trải nghiệm và quan điểm sống
của từng người, mà có thể:
Miễn đến mục tiêu là được không cần thẩm mỹ
(nhưng cũng dễ nhìn là được),
Phải đẹp đầu tiên còn kết quả ra sao thì
giải quyết sau, miển đẹp là được,
Vậy có cách nào đạt được cả 2 điều trên hay
không? Đó là thứ mà mình nghĩ chúng ta phải tìm câu trả lời cho chính bản thân
của mỗi người => để tạo nên sự khác biệt giữa mình và những người xung
quanh.
VẬY TÍNH TOÁN DẦM, SÀN CONG TRONG ETABS CẦN CHÚ Ý GÌ?
BÍ MẬT TRONG TẦM TAY – CÙNG KHÁM PHÁ
Các bạn nếu theo dõi 2 bài trước thì chắc hẳn còn nhớ 2 dầm, sàn cong quen thuộc này chứ?
Etabs trong các
version mới ra gần nay bổ sung nhiều tính năng hữu ích cho việc xây dựng mô
hình với công trình có mặt bằng phức tạp. Nhưng chúng ta là người quyết định sự
AN TOÀN của công trình nên một số lỗi của các VERSION cũ trước đây vẫn là mối
quan tâm của nhiều người, đặc biệt là về dầm, sàn cong. Và hôm nay mình phân
tích một chút về chủ đề này gồm 3 phần:
CHÚNG TA SỬ DỤNG CHỌN CHẾ ĐỘ MESH GÌ CHO SÀN CONG?
KẾT QUẢ TÍNH TOÁN SO VỚI MÔ HÌNH TRUYỀN THỐNG NHƯ THẾ NÀO?
CHỌN CÁCH LÀM NÀO ĐỂ MÔ HÌNH CHO CÔNG TRÌNH?
Để đơn giản hóa vấn đề, lấy một ví dụ như bên dưới với
kích thước dầm, sàn và tải trọng như sau:
Dầm 250x600mm, Cột 400x400mm, Sàn dày 150mm,
Tải trọng: Hoạt tải 7.5kN/m2 và Tĩnh tải
2.5-3.5kN/m2.
1. CHÚNG TA CHỌN CHẾ ĐỘ MESH GÌ CHO SÀN CONG ?
Mối quan tâm lớn nhất đó là kết quả thép trong dầm, sàn như thế nào? Mà kết quả đó phần lớn là do chúng ta CHỌN chế độ Mesh sàn như thế nào? Hầu hết mọi người thiết kế thường Mesh sàn ảo cho sàn thì có 2 loại như sau:
NOTE: Khi Mesh sàn ảo bằng chế độ DEFAULT cho các vị trí sàn cong, chúng
ta nhận ra được điều gì?
Sàn được chia đều hơn so vớ chia sàn ảo dạng COOKIE CUT
Vì thế nội lực trong sàn và dầm phân bố đều hơn cho các dầm trong mà không dồn về phía dầm cong quá nhiều.
Chuyển vị trên dầm, sàn cong nhỏ hơn.
CHẤP NHẬN chia sàn cong dạng Default sẽ ra kết quả hợp lý hơn.
2. SO VỚI MÔ HÌNH TRUYỀN THỐNG THÌ KẾT QUẢ NHƯ THẾ NÀO?
KẾT QUẢ ra như trên cũng chỉ để chứng minh, chúng ta nên chọn chế độ Mesh sàn nào
thôi? Còn kết quả so với cách vẽ truyền thống mà mọi người hay làm thì như thế
nào? (Vẽ từng đoạn thẳng rồi nối lại với nhau).
Và đây có
lẽ là thắc mắc của nhiều người? Cùng xem tiếp các bạn:
NOTE: Cách làm truyền thống và vẽ Curve beam có gì khác biệt về kết quả?
Thép dầm có chênh lệch nhưng có thể chấp nhận được.
Chuyển vị có chênh lệch nhưng không nhiều.
Mô hình truyền thống sẽ AN TOÀN hơn nhưng làm theo CURVE BEAM sẽ tiết kiệm hơn.
3. NÊN CHỌN CÁCH MÔ HÌNH NÀO CHO CÔNG TRÌNH?
Sau khi làm xong 2 phần trên thì không biết, các bạn có đang suy nghĩ đến
câu hỏi trên hay không? Làm theo truyền thống sẽ AN TOÀN hơn nhưng làm theo
Curve Beam tuy tiết kiệm hơn nhưng trước giờ có ai làm chưa? Và nếu chưa thì
sao biết được kết quả có đảm bảo không? Qua đơn vị thẩm tra thì như thế nào?
Rất rất nhiều câu hỏi sẽ được đặt ra…Vậy CSI ra thêm công cụ Draw Curve beam làm gì nhỉ? Toàn nghĩ câu trả lời sẽ thực tế hơn khi chúng ta áp dụng làm một công trình thực tế. Vì thế câu trả lời nằm trong tay của mỗi người. Tùy theo các bạn có DÁM thử thách bản thân mình hay không mà thôi.
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY.
“Cái mà ta thấy được chỉ là kết quả, cái mà ta không nhìn thấy được đó là quá trình” – Daniel Võ –
Kỹ năng Etabs 14: Mô hình sàn cong Etabs như thế nào sau khi có dầm cong? Cần lưu ý những gì? Các bước thực hiện ra sao? Tìm hiểu nhé.
“Sự chin chắn bắt đầu khi bạn biết quan tâm đến người khác, nhiều hơn quan tâm đến bản thân mình” – John MacNoughton –
Cám ơn Tất cả mọi người!
“TIỀN
rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, nhưng cái chúng ta hướng đến cuối
cùng lại là hạnh phúc”. Từ đó có thể suy ra rằng cái ta muốn có là hạnh phúc và
tiền chỉ là phương tiện đưa ta đến đích cuối cùng mà thôi.
Như
bài hôm trước vẽ mô hình dầm cong trong Etabs thì hiếm khi ta bắt gặp một công
trình có dầm mà không có sàn cả. Cũng như đã vẽ dầm cong như thế thì SÀN mô
hình cong như thế theo dầm được chứ? Vâng câu trả lời nếu như trước đây hầu hết
trả lời rằng:”phức tạp, tốn thời gian” nhưng bây giờ Etabs ngày càng mạnh hơn,
với nhiều chức năng hỗ trợ hơn để việc mô hình trở nên dễ dàng hơn để đáp ứng
được thẩm mỹ ngày càng cao của kiến trúc.
Vậy
việc mô hình sàn cong theo dầm cong trong ví dụ hôm trước cần thực hiện ra sao?
Cũng giống như có 2 phần thể xác và tâm hồn thì đã có dầm thì còn sàn thì như
thế nào? Cùng Toàn xem ví dụ minh họa bên dưới:
MÔ HÌNH SÀN CONG TRONG
ETABS NHƯ THẾ NÀO?
BÍ MẬT TRONG TẦM
TAY – CÙNG KHÁM PHÁ
Sau khi vẽ được dầm cong trong Etabs thi tiếp theo, nếu có sàn thì bắt buộc chúng ta phải vẽ sàn cong để đảm bảo sự liên kết giữa dầm và sàn.
Ô
sàn cong số 1: Cần chú ý
những điểm gì?
Chọn vẽ sàn chế độ Arc (3 point)
Chọn vẽ qua 4 điểm như hình bên dưới.
Điểm số 3 là một điểm bất kỳ nằm trên đường
cong của dầm.
Ô
sàn cong số 2: Cần chú ý
những điểm gì?
Chia dầm cong thành 2 phần bằng nhau
Chọn vẽ sàn chế độ Arc (3 point)
Chọn vẽ qua 4 điểm như hình bên dưới.
Điểm số 3 là một điểm bất kỳ nằm trên đường cong của dầm.
Chỉ vẽ 1/2 cung tròn, vẽ làm 2 lần.
Phần chủ đề này khá hay, trước đây Toàn thường làm vẽ từng đoạn rồi nối lại với nhau. Nhưng có nhiều bạn thắc mắc nên mình cố gắng tìm hiểu và thấy rằng Etabs bây giờ hay hơn phiên bản trước nhiều. Vì thế Toàn cám ơn các bạn đã gửi câu hỏi đến, để mình có thể biết thêm nhiều về Etabs hơn.
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY.
“Đi thật lâu, làm thật nhiều. Bạn sẽ cảm nhận được rằng. Chúng ta thật nhỏ bé trước kiến thức vô tận của thế giới” – Daniel Võ –
Kỹ năng Etabs 13: Mô hình dầm cong trong Etabs như thế nào? Việc mô hình như vậy cần lưu ý những điểm gì? Cùng tìm hiểu nhé.
“Tạo ra tương lai từ tương lai, chứ không phải từ quá khứ của bạn” – Werner Erhard –
Đã là con người thì hầu hết ai trong chúng ta đều yêu thích cái đẹp. Đặc biệt là ai thiên về “Não phải” có thiên hướng về thẩm mỹ thì càng xem trọng hơn. Và ngày nay việc mô hình không chỉ đơn thuần là những công trình có hình dạng truyền thống như: hình vuông, hình chữ nhật,…từ trên mái xuống dưới móng là xong. Mà bây giờ nhiều hình dạng phức tạp hơn như: hình Elip, hình trụ, hình bất kỳ ,..ngày càng phổ biến thì việc mô hình sao cho đúng khả năng làm việc hệ khung, vách chịu lực ra nếu mang theo tính thẩm mỹ trong việc xây dựng thì càng làm tăng giá trị cho công ty và cho bản thân của chúng ta nữa.
Vậy việc mô hình những công trình có hình
cong thì chúng ta sẽ mô hình dầm cong trong Etabs ra sao? Câu hỏi này làm TOÀN
nhớ lại khi đi học phần mềm để lên mô hình Etabs cũng rất hay hỏi các thầy
nhưng hầu như Etabs thời đó chưa có nhiều chức năng thú vị như bây giờ. Với sự
tò mò của mình thì phát hiện ra các phiên bản sau này để có thêm chức năng vẽ
dầm cong để phục vụ tốt hơn cho việc mô hình sau này. Vì thế hôm nay mình chia
sẽ những gì biết cho các bạn về vấn đề này.
MÔ HÌNH DẦM CONG TRONG
ETABS NHƯ THẾ NÀO?
BÍ MẬT TRONG TẦM
TAY – CÙNG KHÁM PHÁ
Để đơn giản mình sẽ lấy ví dụ – Vẽ 2 dầm cong như công trình minh họa bên dưới:
Công trình này có nhịp đều 8m cần vẽ 2 dầm cong như sau: – Dầm số 1: bán kinh cong 8m. – Dầm số 2: có bán kính cong 4m nhưng từ tim dầm đến cung tròn chỉ là 2m. Đây là mô hình sau khi dựng xong 2 dầm cong như mong muốn:
Và bây giờ chúng ta bắt đầu thực hiện mô hình từng dầm một, bắt đầu!
Dầm số 1: Để vẽ được dầm cong cần chú ý
những gì?
Vẽ dầm CHỌN chế độ Arc (Center & 2 Points)
Thứ tự điểm vẽ (như hình minh họa bên dưới)
Dầm số 2: Để vẽ được dầm cong này cần chú ý
những gì?
Vẽ trước 1 điểm cận trên(có thể là dầm hoặc vẽ 1 điểm trước).
Vẽ dầm CHỌN chế độ Arc (3 Points)
Thứ tự điểm vẽ (như hình minh họa bên dưới)
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY.
“Khi dừng lại ở suy nghĩ, chúng ta sẽ thấy mọi thứ thật khó khăn. Khi chúng ta bắt đầu hành động, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng”. – Daniel Võ –
Kỹ năng Etabs 12: Thêm 1 mặt phẳng phụ trong Etabs như thế nào? Có mấy cách để tạo được mặt phẳng phụ đó? Tìm hiểu nhé.
“Không phải điều chúng ta có, mà điều chúng ta thấy thích thú, mới là điều tạo nên sự giàu có cho chúng ta” – John Petit Senn –
Trong
công việc cũng giống như trong cuộc sống không phải lúc nào cũng “thuận buồm xuôi gió” theo ý muốn của
ta. Nếu chúng ta có thể chọn con đường dễ đi thì ai cũng có thể đi được nhưng
dám đối đầu với những khó khăn mà ít ai dám bước thì ta mới có cái gì để khác
biệt với mọi người.
Tình
hình Toàn hay bắt gặp trong công việc thiết kế đó là khi đang trong giai đoạn
triển khai bản vẽ thi công. Thì lâu lâu có them 1 số tầng hay thay đổi cao độ
một số khu vực, nhất là các phòng TUM thang máy, thang bộ, bể nước mái,,,Nếu để
yên trong model như vậy cũng được chỉ cần tăng tải them cho công trình cũng
được nhưng mà để đó mà làm THUYẾT MINH và gửi model qua bên thẩm tra thấy chưa
khớp với KIẾN TRÚC thì cũng mắc thời gian để giải thích cho các bên cùng rõ.
Để
tạo thêm 1 tầng trung gian thì có cách làm phổ biến đó là: Tạo thêm 1 mặt bằng
phụ rồi vẽ thêm dầm, sàn,…như mình có nêu trong bài dưới này NHƯNG sẽ có thêm
một phần khác đó chính là cũng tạo thêm 1 tầng phụ bất kỳ mà không cần tạo thêm
1 mặt bằng lưới phụ nào cả. Nay mình chia sẻ cho mọi người cũng là một sự lựa
chọn cho công việc Model Etabs.
THÊM 1 MẶT PHẲNG PHỤ TRONG ETABS NHƯ THẾ NÀO?
BÍ MẬT TRONG TẦM
TAY – CÙNG KHÁM PHÁ
Để đơn giản mình sẽ lấy ví dụ một mô hình bên dướI – Nhà 3 tầng :
Có 2 cách thực hiện: Mình sẽ lần lượt nêu lên trong
chủ đề ngày hôm nay với mọi người.
Cách
1: Hay làm nhất mà
Toàn thường thấy thông dụng nhất => Vẽ thêm 1 cao độ mặt bằng sàn phụ.
Bước 1: Vào
Define/Draw Reference Planes
Bước 2: Xuất hiện hộp thoại bên dưới và PICK vào điểm cần thêm mặt bằng cao độ sàn phụ.
Sau khi PICK điểm xong sẽ xuất hiện thêm một cao độ sàn phụ như bên dưới.
Muốn vẽ thêm dầm,sàn tại cao độ này bạn chỉ cần vào Select Plan view để chọn mặt bằng sàn.
Sau khi có được mặt bằng cao độ sàn này, bạn muốn làm gì thì làm. Đây chính là không gian riêng của của bạn.
Kiểm tra trên mặt đứng để xem như thế nào? Kết quả ra cũng Ok đó chứ.
Cách 2: Đây là chủ đề chính mình muốn chia sẻ hôm nay. Ban đầu chưa có mặt bằng lưới phụ gì hết bạn vẫn vào Select plan View NHƯNG bạn chọn Option và làm theo như hình bên dưới:
Sẽ xuất hiện mặt bằng cao độ tương tự như cách 1, và bây giờ bạn thỏa sức tung hoành.
Xem mặt đứng có khác biệt gì không? Hoàn toàn không có mặt bằng cao độ lưới phụ. Theo mọi người hình như thấy đẹp hơn không?
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY.
“Khi bạn yêu thích một công việc gì đó, bạn sẽ đi một đường dài. Ngược lại, nếu bạn không thể đi đường dài với nó, hãy ngừng lại và rẽ nhánh – Daniel Võ –
Kỹ năng Etabs 11: Release bán phần trong Etabs như thế nào? Cách tính toán ra sao? cấn khai báo những thông số gì? Tìm hiểu nhé
“ Cuộc phiêu lưu lớn nhất mà bạn từng tham gia là sống cuộc sống như ước mơ của bạn ”– Opral Winfrey –
Đang
làm một công trình cải tạo ở khách sạn ở Quận 1 thì gặp một vấn đề xử lí như
thế nào cho cột đủ khả năng chịu lực thì nhớ lại một câu chuyện cách đây cũng 5
năm rồi. Lúc đó mới vào làm một công ty thiết kế của Singapore ở quận Bình
Thạnh.
Cũng
gặp một trường hợp tương tự đó là: “Giảm moment gối”=> tăng moment bụng
nhưng RELEASE toàn phần hết thì moment ở bụng sẽ lớn hơn thép chọn ban đầu
=> đành bó tay. Mà giảm độ cứng dầm thì thép cột lại tăng lên nhiều cũng
không xong. Thì Sếp nghe đâu đó trong Etabs cho phép Release bán phần, nghĩa là
phân phối lại moment nhịp và gối giống như bằng tay. Mình muốn giảm bao nhiêu
thì khai báo bấy nhiêu trong Etabs.
Nghe
nói như vậy cũng tìm hiểu thử nhưng chưa thấy ai làm như vậy và cũng chưa thấy
tài liệu nào hướng dẫn cả. Lúc đó chưa tìm ra cách nhưng “nếu quyết tâm thì
chuyện gì cũng có thể” Nothing Impossible, dần dần cũng có tư liệu để giải đáp
thắc mắc bấy lâu nay. Cũng chính vì thế mà hôm nay có dịp để chia sẻ cho mọi
người chủ đề thú vị này.
RELEASE BÁN PHẦN TRONG ETABS
NHƯ THẾ NÀO?
BÍ MẬT TRONG TẦM TAY – CÙNG
KHÁM PHÁ
Đây là một mô hình chịu tải như nhau chỉ khác nhau chỗ liên kết giữa dầm và cột:
Tóm
tắt kết quả như sau:
TH1 – Cột và dầm liên kết cứng : Mmin = 6.2kNm và Mmax = 35.5kNm TH2 – Cột và dầm Release là khớp : Mmin = 0.0kNm và Mmax = 41.8kNm TH3 – Cột và dầm Release 25% : Mmin = 5.7kNm và Mmax = 36.1kNm
Trường hợp 3 Release nhưng moment ở gối không mất hẳn
và moment ở bụng không tăng lên nhiều. Tùy theo mong muốn giảm độ cứng bao
nhiêu giữa liên kết giữa cột và dầm mà khai báo cho phù hợp.
Để tính toán được hệ số giảm độ cứng liên kết cột và dầm này ta sử dụng công thức từ tài liệu sau:
Nhập 2 số trên vào dầm mà dầm mà bạn muốn giảm liên kết giữa cột và dầm: Bình thường khi ta Release thì các số này bằng 0.
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY.
“Khi tìm thấy con đường của đời mình, mọi thứ sẽ trở nên bình phẳng hơn” – Daniel Võ –
KỸ NĂNG ETABS 10: Release 1 cạng sàn trong Etabs để phân phối nội lực theo mong muốn của người thiết kế như thế nào? Tìm hiểu nhé.
“Cố làm nhiệt tình, rồi bạn sẽ trở nên nhiệt huyết thật sự”– Dale Carnegie –
Khi
viết bài này để chia sẻ cho mọi người, làm mình nhớ lại khi còn đi học phần mềm
Robot. Trong phần mềm Robot của Autodesk khi tính sàn có tính năng rất hay là
mô hình cạnh nào ngàm hay khớp đều được cả. Lúc đó trong phần mềm Etabs V9.xxx
chưa có được tính năng này.
Và
khi có Etabs 2013 hay Etabs 2015 thì có cho release sàn nhưng lại không được
Release 1 cạnh bất kỳ mà phải giải phóng liên kết tất cả các cạnh. Nên nhiều
khi phải tính toán tay theo cách phân phối moment lại. Nhưng đến Etabs 2016 ra
đời thì việc này chỉ còn là:”Xưa rồi Diễm ơi!”, chúng ta có thể Release bất kỳ
cạnh nào cũng được. Chao ôi! Đã qua rồi cái thời ấy.
Tính
năng này thật sự mình cũng mới biết , khi cùng anh trong Team khi đang thiết kế
một công trình có sàn bancony. Anh hơi theo lối cũ, nói phải dồn moment về dầm
biên chịu hết moment luôn chứ không lấy moment như trong mô hình Etabs tính là
tuân theo độ cứng của dầm, cột nữa…Tuy là việc nhỏ nhưng lại giúp cho Toàn có
thêm 1 chiêu khi mô hình trong Etabs và có bài viết để chia sẻ cho mọi người.
Vậy
cách làm như thế nào qua ví dụ minh họa bên dưới đây?
RELEASE 1 CẠNH SÀN TRONG ETABS NHƯ THẾ NÀO?
BÍ MẬT TRONG TẦM TAY – CÙNG
KHÁM PHÁ
Mặt bằng công trình như hình dưới và kết quả nội lực sau khi chạy xong:
Và đây là kết quả sau khi Release 1 cạnh sàn như hình bên dưới:
Để ra được kết quả như
trên thì bạn cần làm các bước như sau:
Bước
1: Vào Set View Option/ Object Assignments và
tick vào mục bên dưới. Sau khi OK xong sẽ xuất hiện tên nút trên mặt bằng.
. Bước 2: Chọn ô sàn mà bạn muốn Release vào Assign/Shell/ Edge Release:
Bạn tick vào các ô bên dưới, chỉ chú ý chọn các nút là cạnh sàn mà bạn muốn Release.’
Sau khi hoàn thành xong bước trên, thì trên mặt bằng sẽ xuất hiện chữ M trên cạnh sàn mà bạn đã Release. Nếu xuất hiện không đúng nghĩa là bạn đã chọn nhầm nút, cần thực hiện lại bước 2 như trên.
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY.
“Đừng quan tân vào những gì người khác nghĩ,mà hãy quan tâm vào những gì mà bạn đang làm” – Daniel Võ –