“Hi vọng và Thất vọng”, là 02 từ tương phản nhau, thường gặp trong cuộc sống đến nỗi chúng ta hay nói đùa rằng :”Muốn không thất vọng thì đừng hi vọng”. Vậy tại sao mọi người lại thường hi vọng để rồi thất vọng?
Hi vọng: Là nghĩ đến kết quả khi chúng ta bắt đầu một hành động nào đó.
Thất vọng: Là kết quả đạt được không như tưởng tượng ban đầu chúng ta nhắm đến.
Vọng là thứ hiện ra trong trí tưởng tượng của con người, mô tả cái đích đến trong suy nghĩ của chúng ta. Vì thế, nếu không kiểm soát và rèn luyện thì chúng ta dễ rơi vào trạng thái “Hi vọng”.
Trong một quyển sách mà admin đọc gần đây, “Sống như người Hawaii” có một câu khá hay để bớt nghĩ đến kết quả hãy nhớ kĩ câu này: “Sáng tạo từ bên trong, hành động từ bên ngoài là được, còn kết quả hãy để thượng đế quyết định”. Hãy vui vẻ với sự sáng tạo của bản thân và thành hiện thực thông qua hoạt động của mình.
Quay lại chủ đề chuyên ngành của chúng ta, thì có rất nhiều câu hỏi trên con đường nghề của mỗi người. Thay vì chúng ta cứ suy nghĩ, hãy thử hiện thực chúng bằng cách mô phỏng đơn giản bằng các công cụ hiện có để xem chúng ra sao?
Và hôm nay, admin chia sẻ với mọi người chủ đề về: “Nên mô hình Dầm bằng Frame hay Shell trong Etabs?”
Để rõ hơn, admin sẽ cùng mọi người đi qua 02 ví dụ như hình bên dưới:
Ví dụ 2: Dầm chuyển khai báo bằng Frame và Shell
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề này TẠI ĐÂY.
Nên dùng chức năng Insertion Point cho dầm trong Etabs không? Nội lực dầm so với khi chưa dùng ra sao? Tìm hiểu ngay! “Ta chỉ thực sự hiểu khi nào?”, …
“Ta chỉ thực sự hiểu khi nào?”, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với bản thân của mỗi người. Nếu như các mối quan hệ, vật chất, kiến thức chỉ là ngoại lực,,thì chỉ khi ta trải qua và nhìn thấy thông qua hoạt động nỗ lực của bản thân thì chúng mới chuyển thành nội lực của mỗi người.
‘Nội lực” rất quan trọng, giúp chúng ta thật sự tự tin để đứng vững trước mọi hoàn cảnh. Tránh xa những lời nói của người khác mà thường ngày chúng ta dễ bị cuốn vào.
Quay lại chủ đề hôm nay, mà admin muốn gửi đến các mọi người là một tình huống hay gặp trong mô hình tính toán kết cấu. Đó là dầm hạ cote ở khu vực Bancony (Ban công), thường các dầm này sẽ hạ vì mục đích:
Dễ hoàn thiện.
Ngăn không cho nước tràn vào bên trong nhà (có cote cao hơn).
Thông thường khi model trong Etabs, thì sau khi vẽ như hình bên dưới và gán tiết diện đã hạ cote là xong. (Ở đây ví dụ ở đầy dầm hạ 100mm so với cote trong nhà).
Nhưng theo bản vẽ MBKC thì : Dầm Console này phải bằng mép dưới mới đúng với thực tế thi công. Vậy chúng ta sẽ điều chỉnh lại model như sau:
Và đây là kết quả thu được từ 02 model trên:
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề này TẠI ĐÂY.
“Hoàn hảo là thứ hướng đến, chứ không phải là thứ để đạt được. – Khuyết danh”
Đã là con người thì ai cũng có những khát khao, hoài bão của riêng mình. Chúng vì thế, mà chúng ta luôn mong muốn tiến bộ hằng ngày, bằng cách học hỏi càng nhiều kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân.
Đó là sẽ động lực: Khi ta biết chấp nhận như thế nào là đủ và tận hưởng chúng.
Nhưng đôi khi sẽ là áp lực, khi ta mãi cố gắng theo đuổi một điều gì đó hoàn hảo.
Có khiếm khuyết mới khiến chúng ta càng tò mò khám phá, khi hoàn hảo rồi thường sẽ bỏ qua. Đó là thú vị của cuộc sống!!!
Quay lại với chủ đề hôm nay, mà chúng ta cũng thường gặp khi tính toán trong các công trình Villa, Resort,..các dạng mái khác Cote nhau.
Như cách làm thông thường của người kỹ sư, tính toán thép sàn sẽ Export sang SAFE => Design thép. Nhưng SAFE chỉ nhận biết các sàn trên 01 mặt phẳng (cùng cote). Còn khác Cote như SÀN MÁI XIÊN trong ví dụ này, thì SAFE sẽ không định dạng được => không tính toán được nội lực và thép sàn. Vì thế, đối với dạng Sàn mái xiên này, chúng ta có 02 cách làm như sau:
Xem nội lực trực tiếp trong Etabs => điền giá trị vào bảng tính => tính ra thép sàn.
Vẽ Design strip lên Sàn trong Etabs (trong các version mới từ V17 trở đi) => tính thép tương tự như trong SAFE.
Ngoài 02 cách ở trên ra, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm tra KNCL cho sàn mái xiên trực tiếp trên Etabs bằng Phương PhápCVM.
Nếu để ý, chọn giá trị Max và Min của sàn => tính thép trong Excel => ra được KNCL cực hạn của sàn là [M]gh. Chúng ta nhập giá trị này vào trong biểu đồ nội lực của sàn như bên dưới:
Ta nhận được, giá trị Max và Min của sàn. Nếu nội lực sàn tại vị trí nào vượt qua giá trị giới hạn trên => sẽ xuất hiện màu Purple or Blue => Sàn chưa đủ KNCL cần gia cường thép thêm, ngược lại thì sàn để đủ KNCL.
Đó là về KNCL của sàn, còn kiểm tra bề rộng vết nứt cho SÀN MÁI XIÊN thì sao? Chúng ta cũng có thể làm tương tự. Là tìm ra giá trị cực đại của Moment gây ra bề rộng vết nứt cực hạn cho sàn, như hình bên dưới:
Nếu T10-200 =>[M]gh = 7.2kNm theo TTGH I, thì T10-200 => [M]gh = 6.5kNm theo TTGH II.
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề này TẠI ĐÂY.
Mùa Xuân đang tới, là mùa khởi đầu của một năm mới nên đặc trưng của mùa này là mang đến những niềm vui, những điều tươi mới cho mọi vật. Và chúng ta, mỗi ngày đón nhận được một điều mới mẻ dù là nhỏ nhất cũng cảm thấy an vui trong lòng. Dù cho “Kiến thức là vô tận, chúng ta là hữu hạn”. Nhưng cứ có niềm tin và sự kiên trì sẽ mang lại nguồn năng lượng tiếp bước cho chúng ta “Faith gives Energy”.
Quay lại với chuyên môn, như mọi người đã biết Etabs là một phần mềm phân tích nội lực hữu ích cho kỹ sư thiết kế như chúng ta. Với nhiều tính năng hay, và một trong những tính năng đó là INSERTION POINT.
Để hiểu rõ hơn về tính năng này, tham khảo một ví dụ nhỏ bên dưới đây:
Nhà 7 tầng, 2 tầng thay đổi 01 lần từ 400x400mm => 300x400mm => 200x400mm.
Bê tông sử dụng B22.5, thép CB400, sàn dày 120mm.
Tải trọng tác dụng: SDL= 1.5kN/m2, LL=3 kN/m2 và tải gió, tường.
Thông thường, chúng ta thường mô hình như hình bên dưới để đơn giản hóa, sẽ KHÁC VỊ TRÍ cột so với trong bản vẽ Kiến trúc. Vị trí cột, góc, biên phải nằm theo cạnh tường (dầm), theo ranh đất của nhà.
Và đặc biệt, khi càng lên cao thì tiết diện cột có thay đổi => có sự lệch tâm của tim cột. Mà nếu chúng ta, không mô hình sự chênh lệch này => Có ảnh hưởng đến nội lực của Cột và các cấu kiện khác có liên quan hay không?
Rất may cho chúng ta, khi trong Etabs có chức năng INSERTION POINT để giúp người thiết kế có thể điều chỉnh và giải đáp phần nào vướng mắc của chúng ta. Như hình bên dưới đây:
Hình bên trái từ trục A => C: Đã move cột theo chức năng Insertion Point theo đúng vị trí kiến trúc.
Hình bên phải từ trục A1=>C1: Giữ nguyên như cách mô hình thông thường => để tiện so sánh kết quả giữa 02 mô hình.
Mọi người, Export sang Excel và Import ngược trở lại sau khi thực hiện xong. Tương tự như cách làm trong sách SAFE mà admin có biên soạn.
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề này TẠI ĐÂY.
Khắc phục mode 1 xoắn của công trình trong Etabs ra sao? Có phương pháp áp dụng như thế nào? Tìm hiểu ngay!!! Xem thêm: Kiểm tra xoắn của công trìnhXem thêm: Gán …
“Thành công” là một từ đang rất phổ biến hiện nay, có thể tóm gọn như sau:
Động lực cho người đang khao khát
Tự hào cho người thành công
Thất vọng chưa người thất bại
Nhưng ngẫm lại một chút, ta thấy từ này chỉ cần nghĩ đơn giản nằm trong 02 từ “Thành” và “công”. Ta sẽ thấy cuộc sống sẽ dễ chịu hơn rất nhiều.
Thành: là hoàn thành.
Công : Là công việc của mình.
Vậy khi ta gộp lại 02 từ này, đó là: Hoàn thành công việc của mình cần làm.
Và thành công đối với người thiết kế là sao nhỉ? Đơn giản là nhìn thấy đứa con tinh thần của mình được ra đời phải không?
Vậy yếu tố nào để quyết định thiết kế có thành hiện thực hay không? Thì cần trải qua nhiều giai đoạn, mà giai đoạn đầu tiên cần phải ổn. Đó là ổn định tổng thể phải ổn => chứng tỏ phương án người thiết kế đưa ra là AN TOÀN và Kinh tế.
Khi còn ngồi trong ghế nhà trường, hay mới bắt đầu đi làm. Thì chúng ta thường được khuyên rằng :”Mode 1 của công trình, không được xoắn. Nếu có thì phải tìm cách xử lý”.
Vậy làm thế nào để làm được điều này?
Hôm nay, tác giả sẽ chia sẻ đến các bạn vấn đề này theo kinh nghiệm đã trải qua, thông qua ví dụ bên dưới đây:
Công trình trên MODE 1 – XOẮN, làm sao để nhận biết: Nhìn vào bảng trên ta xét tỉ số Ux/Uy or Uy/Ux thì theo dạng công trình.
Ux/Uy = 0.178/0.0652 =2.7 lần (tỉ số Ux/Uy nhỏ => xoắn) => Cần TĂNG tỉ số này.
Ngoài ra có xuất hiện RZ (càng lớn, tâm cứng xa tâm khối lượng).
Một công trình 23 tầng tương tự như trên:
Áp dụng cho công trình 23 tầng trên – Mode 1 đang xoắn với T = 2.692s => đang nhỏ. Ux/Uy =2.7 lần. Dùng phương án TĂNG chuyển vị Ux lên => GIẢM độ cứng theo phương X xuống. Bằng cách bỏ bớt vách theo phương X thay bằng phương án cột.
1 – Mode xoắn sẽ gây nguy hiểm gì cho công trình?
Mode dao động là đặc trưng cho dao động riêng của công trình gồm DL+0.5LL. Công trình xoắn nhiều => công trình sẽ phát sinh moment xoắn trong các cấu kiện => các cấu kiện cần thiết kế chống xoắn trong dầm, cột, sàn, vách…
Dẫn đến khi thiết kế tự động trong Etabs (vì phần mềm tính toán kể đến các giá trị này mà bảng tính thường ít kể đến), nhiều cấu kiện bị fail (O/S), do moment xoắn gây ra quá lớn cho công trình.
Muốn khắc phục => phải tăng kích thước các cấu kiện lên để chịu được moment này gây ra => cấu kiện sẽ lớn, đồng nghĩa với chi phí sẽ lớn hơn => thường không được thông qua phương án kết cấu. Vì thế, khi gặp mode 1 bị xoắn trong nhà cao tầng nên tìm cách bin phương án cho hợp lý nhất.
2–Nếu để công trình có Mode 1 xoắn, liệu có an toàn không?
Như trong câu hỏi 1: Mode 1 Xoăn làm nội lực lớn => thép, tiết diện trong cấu kiện lớn. Nhưng nếu trong trường hợp, mode 1 xoắn mà thép và tiết diện cấu kiện không đáng kể => đồng nghĩa momet xoắn nhỏ. Thì vẫn thiết kế bình thường như một công trình đã làm và đưa vào sử dụng như bên dưới:
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY.
Gán tải nhiệt độ trong Safe và Etabs như thế nào? Cách tính toán tải nhiệt độ ra sao? Cơ sở dữ liệu từ đâu mà có? Tìm hiểu ngay!
Cám ơn Tất cả mọi người!
Trong môi trường xây dựng hiện nay , đặc biệt là trong thiết kế mà tác giả đã trải qua. Thì bài toán, có làm khe nhiệt độ (khe co giãn) không? Khi công trình có chiều dài từ 50m trở lên luôn là bài toán chưa có kết luận rõ ràng. Quan điểm của các bên về vấn đề này như sau:
Kiến trúc sư thường không muốn làm khe nhiệt vì xấu công trình và thi công xử lý vách hầm thấm khó khăn.
Kỹ sư thiết kế có người làm, có người không? (Có thì an toàn, Còn không làm thì không an tâm vì trước giờ nghe ai cũng nói nhà dài thì cần làm khe nhiệt).
VẬY chúng ta là người kỹ sư thể hệ sau nên đi theo hướng giải quyết nào?
Theo Qui định về khe nhiệt (khe co giãn) không cần tính toán lên công trình được qui định cụ thể trong TCVN 5574-2012.
NHƯNG trong tiêu chuẩn 5574-2018 mới ra thay cho TCVN 5574-2012 thì không đề cập nữa. Vì sao lại không thể hiện nữa? Vậy người kỹ sư cần làm gì? Có 03 hướng giải quyết sau:
Vẫn làm khe nhiệt như tiêu chuẩn 5574-2012 (căn cứ các công trình đã thiết kế).
Không cần làm khe nhiệt, thêm tải nhiệt độ trong tính toán (được lòng kiến trúc). Vậy cách làm như thế nào? Là trọng tâm của bài chia sẻ này.
Không làm khe nhiệt và không thêm tải nhiệt độ được hay không? Và nếu có thì cách xử lý như thế nào?
Lưu ý : Cách gán tải nhiệt độ trong Safe
Khai báo tải trọng có TYPE là Temperature
Chỉ gán tải nhiệt độ cho sàn (không gán cho dầm như trong Etabs).
Theo video clip trên kênh youtube, thì gán tải nhiệt độ sẽ khác file hướng dẫn 01 chút. Gán trị số ΔT khác 0 (làm 01 trong 02 cách đều được miễn ΔT bằng nhau).
Lưu ý : Cách gán tải nhiệt độ trong Etabs
Khai báo tải trọng có TYPE là Other
Chỉ gán tải nhiệt độ cho sàn (không gán cho dầm như trong file hướng dẫn trên. Xem thêm trong clip Youtube để rõ hơn. Vì sao ko gán tải nhiệt độ trong dầm).
Căn cứ vào QCVN 02-BXD Số liệu tự nhiên, mới ra nhất là QCVN 02-2021. Nhưng trong bài này mình sẽ chia sẻ số liệu trong QCVN 02-2009. Cách lấy cũng số tương tự, chỉ khác nhau về thông số cập nhật (nếu có). Có 02 phương pháp tính đang áp dụng hiện nay:
Theo Eurocode – EN 1991-1-5:2003
Đầu tiên, chúng ta cùng nhìn qua tiêu chuẩn EC2- EN 1991-1-5: 2003, để xem cách tính tải trọng nhiệt độ cho công trình.
Tóm lại theo chỉ dẫn theo tiêu chuẩn EC2- EN 1991-1-5 thì có 02 sự chênh nhiệt độ mà chúng ta cần quan tâm:
Chênh nhiệt độ vào mùa hè (khi nhiệt độ cao nhất) => bê tông giãn nỡ.
Chênh nhiệt độ vào mùa đông (khi nhiệt độ thấp nhất) => bê tông co lại.
Các giá trị T-in và T-out lấy theo Table 5.1 và Table 5.2 trong EN 1991-1-5. Còn Tmax và Tmin lấy trong QCVN 02-2009.
2. Cách tính đơn giản:
Đơn giản là chúng ta cứ tính ΔT = T-To, theo số liệu đã đo được qua các tháng, năm.
Giá trị chênh nhiệt độ thấp nhất và cao nhất so với cách tính (1) không đáng kể. Các giá trị trên lấy theo nhiệt độ trung bình tháng và năm trong QCVN 02- 2009:
Khuyến nghị:
Lấy giá trị lớn nhất giữa 02 cách tính khi nhiệt độ (+)
Lấy giá trị nhỏ nhất giữa 02 cách tính khi nhiệt độ (-)
P/S: Cách nhập tải nhiệt độ vào trong SAFE và ETABS ra sao? Mọi người xem thêm trong kênh Youtube của tác giả để rõ hơn.
Ngày nay, do các yếu tố ngoại cảnh làm vật liệu ngày càng tăng lên và trong tiêu chuẩn của nước ta chưa có cách tính rõ ràng. Nên các cách tính trên chỉ mang tính chất hợp lý hóa về mặt pháp lý chứ chưa có thí nghiệm cụ thể như các nước có nền xây dựng phát triển hơn.
Khi có thêm tải nhiệt độ trong mô hình tính toán, thì nội lực tăng lên đáng kể => cần nhiều thép hơn => chi phí sẽ cao hơn. Do đó, người thiết kế cần đưa ra quan điểm cho Ban Quản lý Kỹ thuật của khách hàng để thống nhất => tránh tranh luận sau này giữa các bên (trong phần design brief ban đầu).
Như trong phần nội dung ban đầu, thì mục 3 – Có cần thêm tải nhiệt độ trong tính toán khi công trình dài trên 50m hay không? Tác giả, đã gặp phải 02 trường hợp sau:
Chủ đầu tư cam kết không cần gán tải nhiệt độ, mà chia các dãi đổ sau để chiều dài mội Zone không quá 40-50m => TVTK không chịu pháp lý sau này. (Lý do của điều nay, là nhà thầu thi công cũng trực thuộc CDT như dạng D&B thông dụng như hiện nay => CDT sẽ chịu trách nhiệm xử lý nếu có).
Nhà thầu thi công không thuộc đơn vị của CDT thì TVTK cần thiết kế theo đúng theo chuẩn để tránh những vướng mắc pháp lý sau này.
Tùy theo từng trường hợp, bạn làm với ai? Mà nên có cách tiếp cận cho phù hợp.
Thực tế của 02 trường hợp này như thế nào?
Rất may, tác giả đã được tham gia 02 cách làm trên và công trình cũng đã đưa vào sử dụng gần được 10 năm. Thì kết cấu vẫn bình thường trong quá trình sử dụng. Qua đó, theo mình thì thực tế mới là quan trọng, tính toán cũng chỉ là lý thuyết. Vì thực tế còn ảnh hưởng nhiều vào thời điểm thi công và chất lượng thi công của nhà thầu ra sao nữa?..
Đây là những quan điểm mà mình muốn gửi cho mọi người. Còn quyết định nằm ở người thiết kế.
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY.
“Muốn trở nên hữu dụng, hãy học cách trở nên vô dụng” – Daniel Võ –
Mô hình sàn Deck trong Etabs như thế nào? Cần những thông số nào để có thể mô hình hệ kết cấu này Tìm hiểu ngay.
“Hãy nhìnvào bên trong, đó là Suối nguồn của mọi điều tốt đẹp” – Marcus Aurelius –
Cám ơn Tất cả mọi người!
Hiện nay xây dựng trong nước đang phát triển mạnh mẽ, với nhiều công nghệ mới ra đời lẫn thi công và thiết kế. Vì thế, người kỹ sư cần trao dồi kiến thức để có thể đưa ra phương án và giải pháp thiết kế ban đầu. Trước khi một đơn vị chuyên nghiệp hơn bắt tay vào và Sàn Deck là một giải pháp sàn vượt nhịp đang thông dụng hiện nay với những ưu điểm thi công nhanh, vượt nhịp lớn.
Với kinh nghiệm đã tìm hiểu, nay chia sẻ đến mọi người cách mô hình sàn Deck trong Etabs ra sao? Để có thể hỗ trợ người kỹ sư trong giai đoạn đầu về giải pháp kết cấu cho hệ SÀN này.
SÀN DECK được chia làm 03 loại, thường sử dụng nhất là dạng Filled Deck và Solid Slab, trong bài này sẽ hướng dẫn về dạng 2/Filled Deck.
Để dễ dàng hơn trong việc khai báo thông số sàn Deck, thì Etabs cho chúng ta định nghĩa các thông số như sau:
Để khai báo sàn Deck, chúng ta cần chú ý đến 03 vật liệu sau:
MÔ HÌNH TRONG ETABS – HỆ SÀN DECK (chú ý release dầm phụ gác lên dầm chính).
KIỂM TRA KHẢ NĂNG CHỊU LỰC CỦA HỆ ĐỠ SÀN DECK
Kết quả tính toán nội lực trong bản với bề rộng 1m: Mmax, Mmin = 15×1.3×1.3/11 = 2.3kNm.
(*) KIỂM TRA NHANH
Kiểm tra khả năng chịu lực dưới nhịp của bản: [M] = 0.9RsAsho = 0.9x355x0.75x1000x70/1.15/10E-6 = 14.6kNm > Mmax = 2.3kNm => OK.(chọn Tole H50W1000-dày 0.75mm)
Kiểm tra khả năng chịu lực tại gối của bản: [M] = 0.9RsAsho = 0.9x400x393x60/1.15/10E-6 = 7.3kNm > Mmin = 2.3kNm => OK.(chọn thép T10-200, thép CB400)
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY.
“Muốn trở nên tốt hơn, hãy vượt qua nỗi sợ của bản thân” – Daniel Võ –
Kỹ năng Safe 12: Làm thế nào để kiểm tra chọc thủng móng chân vách hay móng thang máy trong safe? Tại sao phần mềm lại không tính toán được? Tìm hiểu ngay!
“Sự chuẩn bị tốt nhất cho ngày mai, là làm tốt ngày hôm nay” – H. Jackson Brown.Jr –
Cám ơn Tất cả mọi người!
Trong một đề tài trước đây, mà Toàn có dịp được chia sẻ với các bạn về Kiểm tra chọc thủng đài trong SAFE như thế nào? Đây là một đề tài được mọi người quan tâm rất nhiều. Nay tiếp tục chia sẻ với các bạn, phần Kiểm tra chọc thủng đài cọc trong SAFE – Phần 2, dành cho móng dưới vách hay lõi vách thang máy, thì cần thực hiện ra sao?
Cùng xem các bước thực hiện trong phần bên dưới:
VÌ SAO PHẢI MÔ HÌNH TIẾT DIỆN CỌC TRONG SAFE?
Đơn giản là để tính toán vùng choc thủng chính xác hơn.
Làm mô hình trở nên sinh động, trực quan và thuyết minh mang tính thuyết phục hơn.
Xác định vị trí chính xác của cọc.
KHAI BÁO VẬT LIỆU NHƯ THẾ NÀO ĐỂ TÍNH CHỌC THỦNG TRONG SAFE CHO PHÙ HỢP?
Tùy theo tiêu chuẩn chọn tính toán chọc thủng mà khai báo cho phù hợp. Thường dùng tiêu chuẩn EC hay ACI để tính => khai báo thông số là f’c (Nếu bạn dùng tiêu chuẩn BS8110 – 1997, khai báo f’cu để tính thép gần đúng theo TCVN thì nên qui đổi về f’c khi kiểm tra chọc thủng).
NÊN CHỌN TIÊU CHUẨN NÀO ĐỂ KIỂM TRA CHỌC THỦNG ĐÀI MÓNG CỌC THANG MÁY?
Tùy theo từng trường hợp, mà chúng ta chọn để kiểm tra được. Vì thế, nếu chọn EC mà kết quả vẫn N/C thì nên chuyển sang tiêu chuẩn ACI để kiểm tra.
Các bạn đã thực hiện các bước trên xong hết rồi chứ? Vậy chúng ta cùng đi đến bước 4 cũng là bước cuối cùng. Đây có thể xem là một bước hết sức quan trọng. Nhiều bạn xem video trước đây, áp dụng cho móng cọc dưới chân cột nên có thể bỏ qua bước này. Nhưng khi gặp móng chân vách hay móng thang máy hay bị lỗi bước này.
KẾT LUẬN:
Đây là các bước Kiểm tra chọc thủng đài cọc dưới chân vách hay lõi vách thang máy.
Chúc các bạn thực hiện thành công!!!
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY.
“Không cần mọi người biết bạn là ai? Những gì bạn làm sẽ nói lên tất cả” – Daniel Võ –