MÔ HÌNH VÁCH CHUYỂN TRÊN ĐẦU CỘT NHƯ THẾ NÀO LÀ HỢP LÝ?

Mô hình vách chuyển trên đầu Cột như thế nào là hợp lý? Có mấy cách để mô hình dạng này? Tìm hiểu ngay! “Nhàn hạ là gì?”. Trong đời sống …

KHI NÀO CẦN GHI CHÚ ĐIỀU KIỆN DỪNG CỌC Lmin VÀ Lmax?

Khi nào cần ghi chú điều kiện dừng cọc Lmin và Lmax trong bản vẽ thiết kế cọc? Tìm hiểu ngay! “Đúng – Sai, Cao – Thấp”, là các cặp từ …

TÍNH TOÁN THÉP TỪ NỘI LỰC TRONG SAFE – EXCEL 88

Tính toán thép từ nội lực trong SAFE xuất sang Excel như thế nào, để tiện làm thuyết minh? Tìm hiểu ngay! “Ít mà được nhiều?”, đây là tư duy chủ …

Kỹ năng Etabs 6: Mô hình mái Tole trong Etabs như thế nào? Gán tải lên chúng ra làm sao? Cần chú ý gì khi mô hình mái Tole? TÌm hiểu nhé.

Kỹ năng Etabs 6
KỸ NĂNG ETABS 6: MÔ HÌNH MÁI TOLE TRONG ETABS NHƯ THẾ NÀO?-vobaotoan,com

“Hạnh phúc sẽ đến với bạn trong đời, tương ứng với mức độ bạn giúp ích cho mọi người”
– Sách 3 người thầy vĩ đại –

Trong khi chia sẻ các bài viết về KỸ NĂNG ETABS dựa trên kinh nghiệm của mình đã từng làm, thì có nhiều bạn có câu hỏi tương tự dành cho mình:”Khai báo tải mái Tole trong Etabs được không? Và mô hình như thế nào?”. Mình trước giờ cũng ít làm dạng này nhưng trong quá trình thiết kế thì hay sử dụng cách này để giảm khả năng tham gia chịu lực của dầm hay sàn.

Có thể nôm na như thế này cho dễ hiểu hơn: Cần 3 anh chàng khỏe, đẹp trai (mỗi anh có khả năng chịu 70kg) cùng khiêng 1 con heo quay thơm phức nặng 180kg. 2 anh thì thiếu mà 3 anh như thế thì hơi thừa. Vì thế thay anh chính giữa bằng 1 anh chỉ khiêng được 40kg mà thôi, làm như thế tận dụng tối đa sức khỏe của 3 anh hết mà vẫn khiêng được chú heo quay thơm ngon.

Vì thế, mình thấy dùng cách này cho trường hợp của mái Tole rất hay. Nên hôm nay mình sẽ chia sẻ cho các bạn về cách mô hình và gán tải mái Tole trong Etabs để trả lời cho câu hỏi của bạn đó cũng như những bạn chưa biết về trường hợp này.

MÔ HÌNH MÁI TOLE TRONG  ETABS NHƯ THẾ NÀO?

 BÍ MẬT TRONG TẦM TAY – CÙNG KHÁM PHÁ

Kỹ năng Etabs 6

Như các bạn thấy như hình bên dưới thì mái này là mái BTCT có chiều dày 100mm. Có tĩnh tải là SDL: 1.5 kN/m2 và Hoạt tải mái LLR: 0.75kN/m2.

Kỹ năng Etabs 6

Bây giờ mình sẽ thay mái BTCT này bằng mái Tole không chịu lực.

Bước 1: Khai báo Mái Tole có chiều dày, xem như là sàn BTCT dày 5mm (TLBT sàn BTCT 5mm là 0.05×25=1.25 kN/m2 xem là tương đương với tải xà gồ và Tole)  với tĩnh tải SDL bằng 0 và Hoạt tải mái LLR bằng 0.3kN/m2 (hoạt tải mái Tole).

Bước 2: Bạn giảm độ cứng của sàn S5 này đi. Mục đích của công việc này đó là không cho sàn chịu lực, sàn này chỉ có tác dụng là truyền lực lên cột và dầm đỡ mái Tole mà thôi.

  • Chọn sàn dày 5mm.
  • Vào Assign shell/Stiffness Modifiers…
  • Cho các hệ bên dưới bằng 0.01.
KỸ NĂNG ETABS 6: MÔ HÌNH MÁI TOLE TRONG ETABS NHƯ THẾ NÀO?-vobaotoan,com
Kỹ năng Etabs 6

Nhấn Ok xong, thấy mô hình xuất hiện chữ PM* (Property Modifier), nghĩa là các bạn thực hiện thành công rồi đó.

Kỹ năng Etabs 6
KỸ NĂNG ETABS 6: MÔ HÌNH MÁI TOLE TRONG ETABS NHƯ THẾ NÀO?-vobaotoan,com

P/S:Ý nghĩa của việc giảm độ cứng sàn mái S5 là: Không cho sàn tham gia chịu lực của công trình mà đơn thuần chỉ gán tải và tải đó sẽ truyền vào cột, dầm của công trình mà thôi.

Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY.

“Nụ cười của bạn là điều giúp tôi tiếp tục cho ngày mai” – Daniel Võ –

23 thoughts on “KỸ NĂNG ETABS 6: MÔ HÌNH MÁI TOLE TRONG ETABS NHƯ THẾ NÀO?

    1. Cám ơn bạn,

      Mình mô hình tấm sàn, trong đó đã kể hết tải trọng: xà gồ+ tole rồi đấy bạn. Thậm chí là xà gồ+mái ngói.

      Trân trọng,
      B.Toan

  1. Vậy còn gán dưới dạng Membrane được ko anh, em thấy cũng khá tương tự như của anh hay sao a nhỉ

    1. Chào bạn,

      Bạn co thể dựng khai báo membrance cho sàn…Nhưng sễ bị lỗi khi vẽ nhiều hơn 04 điểm sao đó nên mình ít dùng.

      Mình hay khai báo shell rồi giảm độ cứng => xem như không tham gia chịu lực.

      Cám ơn bạn,
      B.Toan

  2. anh ơi anh cho em hỏi với sàn mái có xà gồ đỡ mái thì việc khai báo có cần mô hình xà gồ vào mai k ạ. và việc khai báo tải trọng gió lên mái nghiêng khai báo ntn anh? em xin lời giải đáp từ anh ạ

    1. Cám ơn câu hỏi rất hay của bạm,

      Như trong nội dung của chủ đề này, khi ta không cho sàn tham gia chịu lực cùng dầm sàn. Thì chúng ta có cách gán tải gió vào mái nghiêng như sau:
      1. Qui tải về hê xà gồ hay khung kèo đỡ mái.(như trong kết cấu thép hay làm)
      2. Bạn có thể gán tải gió theo dạng tập trung hay phân bố đều (ưu tiên làm phân bố đều sẽ nhanh hơn).
      3. Còn qui tải như thế nào? Bằng bề rộng đón gió như bình thường.

      Nếu chưa rõ, bạn có thể add zalo của Toàn để trao đổi rõ hơn.(Bạn có thể xem thông tin Zalo của mình trên blog).

      Trân trọng,
      B.Toan

    1. Chào bạn,

      Theo Toàn cứ mesh bình thường để sàn truyền vào dầm(xà gồ) bạn nhé.

      Cám ơn bạn,
      B.Toan

    1. Cám ơn bạn nhiều nhé,

      Nhưng mục đích chính ở đây là mô hình 01 sàn mòng và không cho tham gia chịu lực cùng xà gồ bạn nhé.

      Trân trọng,
      B.Toan

  3. anh cho em hỏi chỗ giảm độ cứng sàn cho bằng 0,01, còn số này mình lấy theo kinh nghiệm hay có cơ sở nào để lấy nó không anh? tại sao mình giảm bằng 0,01 mà không phải con số khác?
    xin trân trọng cảm ơn,
    Sang

    1. Chào bạn,

      Nhập như thế, để mặc định là cấu kiệm không tham gia chịu lực bạn nhé. (Thay vì nhập bằng 0, thì phần tử hữu hạn dễ sai => nhập 0,01).

      B.Toan

  4. Dạng mái 4 mặt ( kiểu mái nhật) tường thu hồi xây chéo thì gán tải như thế nào vậy a? (Tải mái tôn, xà gồ và tải tường chéo)

    1. Cám ơn bạn đã quan tâm.

      Cái nào đỡ nó thì gán tải vào nó thôi bạn. Còn gán theo chiều nào? => Dựa vào nguy hiểm nhất.

      B.Toan

  5. Thường e vẽ 1 dầm thật theo tường thu hồi chéo trên sàn mái và gán tải tường thu hồi vào, nhưng còn tải mái tôn xà gồ trên diện tích mái hình thang hoặc tam giác e chưa biết quy về dầm như thế nào, a hướng dẫn e chút? Như vậy được o ạ?

  6. Nếu như mô hình máy tole kiểu vậy thì những sàn khác sẽ bị thay đổi độ cứng theo luôn hả a ?

    1. Chào bạn,

      Mình khai báo mái tole là một loại khác, chỉ chọn sàn này để giảm độ cứng thôi ha => các sàn khác không ảnh hưởng.

      B.Toan

  7. CHÀO ANH
    VỚI EM NHÀ MÁI NHẬT 3 LỚP XÀ GỒ, LITO VÀ CẦU PHONG
    ĐƯỢC ĐỠ BẰNG VÌ KÈO MÁI , ANH CHO EM HỎI MÔ HÌNH VÌ KÈO MÁI NÀY NHƯ NÀO Ạ VÀ MÔ HÌNH MÁI NGÓI XÀ GỒ TRÊN BẰNG TẤM TRUYỀN TẢI LUÔN Ạ
    CẢM ƠN A

    1. Chào bạn,

      Mô hình, đơn giản là cần tính toán cái gì thì mô hình vào để ra nội lực => kiểm tra KNCL của cấu kiện ha.
      Còn phần nào là tải tác dụng => có thể qui tải bằng cách này hoặc cách khác.

      Mô hình càng đơn giản càng tốt ha.

      B.Toan

  8. Anh cho em hỏi nếu mô hình như này giống như tải trọng chuyển vào các dầm biên đỡ mái tôn vậy. Thế còn tải trọng tường thu hồi chưa kể đến thì gán thêm hả anh

    1. Chào bạn,

      Còn thiếu tải nào và cái gì đỡ tải đó => thì ta gán vào thêm nữa. Tránh thiếu tải trọng lên công trình.

      B.Toan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *