Kỹ năng Etabs 15: Tính toán dầm, sàn cong trong Etabs cần chú ý điều gì? Kết quả phân tích so với mô hình truyền thống như thế nào? Tìm hiểu nhé.
“Trên mặt đất làm gì có đường, người ta đi mãi mà thành đường đó thôi”
– Nhà văn Lỗ Tấn –
Cám ơn Tất cả mọi người!
“Mọi con đường đều dẫn đến thành Rome”, dù ta có làm gì hay đi bằng con đường nào đi chăng nữa thì đích đến vẫn là bức tranh cuối cùng mà chúng ta muốn đạt được. Cũng như hai bài chia sẻ trước về việc mô hình dầm, sàn cong trong Etabs. Tuy lên mô hình sẽ đẹp đấy nhưng kết quả không ra như chúng ta mong muốn thì cũng mang lại được gì? Giống như cây MẬN nhà bạn thuở nhỏ của Toàn, cây ra trái rất sai, quả đỏ,đẹp rất ngon nhưng ăn vào thử thì thôi rồi Lượm ơi! Thật là hụt hẫng.
Vì thế chúng ta cần quan tâm đầu tiên là kết quả cuối cùng như thế nào? Giống như mục tiêu cuộc đời của mỗi chúng ta? Ta sẽ là ai trong cuộc đời này? Hay cứ sống cho dòng đời xô đẩy? Câu trả lời tùy theo mức độ trải nghiệm và quan điểm sống của từng người, mà có thể:
- Miễn đến mục tiêu là được không cần thẩm mỹ (nhưng cũng dễ nhìn là được),
- Phải đẹp đầu tiên còn kết quả ra sao thì giải quyết sau, miển đẹp là được,
- Vậy có cách nào đạt được cả 2 điều trên hay không? Đó là thứ mà mình nghĩ chúng ta phải tìm câu trả lời cho chính bản thân của mỗi người => để tạo nên sự khác biệt giữa mình và những người xung quanh.
VẬY TÍNH TOÁN DẦM, SÀN CONG TRONG ETABS CẦN CHÚ Ý GÌ?
BÍ MẬT TRONG TẦM TAY – CÙNG KHÁM PHÁ
Các bạn nếu theo dõi 2 bài trước thì chắc hẳn còn nhớ 2 dầm, sàn cong quen thuộc này chứ?
Etabs trong các version mới ra gần nay bổ sung nhiều tính năng hữu ích cho việc xây dựng mô hình với công trình có mặt bằng phức tạp. Nhưng chúng ta là người quyết định sự AN TOÀN của công trình nên một số lỗi của các VERSION cũ trước đây vẫn là mối quan tâm của nhiều người, đặc biệt là về dầm, sàn cong. Và hôm nay mình phân tích một chút về chủ đề này gồm 3 phần:
- CHÚNG TA SỬ DỤNG CHỌN CHẾ ĐỘ MESH GÌ CHO SÀN CONG?
- KẾT QUẢ TÍNH TOÁN SO VỚI MÔ HÌNH TRUYỀN THỐNG NHƯ THẾ NÀO?
- CHỌN CÁCH LÀM NÀO ĐỂ MÔ HÌNH CHO CÔNG TRÌNH?
Để đơn giản hóa vấn đề, lấy một ví dụ như bên dưới với kích thước dầm, sàn và tải trọng như sau:
- Dầm 250x600mm, Cột 400x400mm, Sàn dày 150mm,
- Tải trọng: Hoạt tải 7.5kN/m2 và Tĩnh tải 2.5-3.5kN/m2.
1. CHÚNG TA CHỌN CHẾ ĐỘ MESH GÌ CHO SÀN CONG ?
Mối quan tâm lớn nhất đó là kết quả thép trong dầm, sàn như thế nào? Mà kết quả đó phần lớn là do chúng ta CHỌN chế độ Mesh sàn như thế nào? Hầu hết mọi người thiết kế thường Mesh sàn ảo cho sàn thì có 2 loại như sau:
NOTE: Khi Mesh sàn ảo bằng chế độ DEFAULT cho các vị trí sàn cong, chúng ta nhận ra được điều gì?
- Sàn được chia đều hơn so vớ chia sàn ảo dạng COOKIE CUT
- Vì thế nội lực trong sàn và dầm phân bố đều hơn cho các dầm trong mà không dồn về phía dầm cong quá nhiều.
- Chuyển vị trên dầm, sàn cong nhỏ hơn.
- CHẤP NHẬN chia sàn cong dạng Default sẽ ra kết quả hợp lý hơn.
2. SO VỚI MÔ HÌNH TRUYỀN THỐNG THÌ KẾT QUẢ NHƯ THẾ NÀO?
KẾT QUẢ ra như trên cũng chỉ để chứng minh, chúng ta nên chọn chế độ Mesh sàn nào thôi? Còn kết quả so với cách vẽ truyền thống mà mọi người hay làm thì như thế nào? (Vẽ từng đoạn thẳng rồi nối lại với nhau).
Và đây có lẽ là thắc mắc của nhiều người? Cùng xem tiếp các bạn:
NOTE: Cách làm truyền thống và vẽ Curve beam có gì khác biệt về kết quả?
- Thép dầm có chênh lệch nhưng có thể chấp nhận được.
- Chuyển vị có chênh lệch nhưng không nhiều.
- Mô hình truyền thống sẽ AN TOÀN hơn nhưng làm theo CURVE BEAM sẽ tiết kiệm hơn.
3. NÊN CHỌN CÁCH MÔ HÌNH NÀO CHO CÔNG TRÌNH?
Sau khi làm xong 2 phần trên thì không biết, các bạn có đang suy nghĩ đến câu hỏi trên hay không? Làm theo truyền thống sẽ AN TOÀN hơn nhưng làm theo Curve Beam tuy tiết kiệm hơn nhưng trước giờ có ai làm chưa? Và nếu chưa thì sao biết được kết quả có đảm bảo không? Qua đơn vị thẩm tra thì như thế nào?
Rất rất nhiều câu hỏi sẽ được đặt ra…Vậy CSI ra thêm công cụ Draw Curve beam làm gì nhỉ? Toàn nghĩ câu trả lời sẽ thực tế hơn khi chúng ta áp dụng làm một công trình thực tế. Vì thế câu trả lời nằm trong tay của mỗi người. Tùy theo các bạn có DÁM thử thách bản thân mình hay không mà thôi.
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY.
“Cái mà ta thấy được chỉ là kết quả,
cái mà ta không nhìn thấy được đó là quá trình”
– Daniel Võ –
VÕ BẢO TOÀN
Zalo : 0784.414.186
Fanpage : https://bitly.com.vn/E5C2i
Website : https://vobaotoanl.com/
Group Facebook : Seeding engineer
Kênh Youtube : vobaotoan-youtube
Group Read book: https://www.facebook.com/groups