Khoảng cách từ tim cọc đến biên nhà bao nhiêu là hợp lý? Ảnh hưởng của chúng ra sao? Tìm hiểu ngay!
Cám ơn Tất cả mọi người!
Móng cọc hiện nay đang sử dụng rất rộng rãi trong những khu vực có địa chất yếu và sâu. Đối với trường hợp nhà xây chen thì các móng biên nhà đều lệch tâm, để giảm sự lệch tâm này thì cần phải làm giằng móng để liên kết các móng lại với nhau => chống cọc bị nhổ (hay chống moment tăng thêm do lệch tâm đài và cột).
Nhiều trường hợp, do lệch tâm lớn dẫn đến cần giằng móng khá lớn. Đối với các công trình có qui mô lớn thì kinh phí cho việc này không lớn. Nhưng đối với các công trình vừa và nhỏ thì đây là bài toán kinh tế cần giải quyết. Và một trong những cách để giảm khối lượng cho phần giằng móng này, đó là cách bố trí Khoảng cách tim cọc đến biên nhà (A2 – như hình trên) là một trong những cách hiệu quả nhất.
Vậy điều kiện gì, để có thể làm được như thế? Cùng tìm hiểu nội dung bên dưới:
Qua ưu và nhược điểm của từng phương pháp thi công ép cọc. Theo kinh nghiệm cá nhân, Toàn chọn phương án thiết kế dựa trên 03 điều kiện sau:
- Bề rộng công trình bao nhiêu? Nếu công trình có bề rộng <3.5m => sử dụng ép neo. Nếu bề rộng thi công >3.5m thì xét đến yếu tố 2 và 3.
- Tải trọng truyền xuống móng ra sao? Nếu bề rộng thỏa cho cả 02 phương pháp ép. Nhưng tải truyền xuống móng vừa và nhỏ => chọn phương pháp ép neo và ngược lại.
- Công trình xung quanh ra sao? Công trình bên cạnh là nhà cấp 4 => dễ nứt khi ép => nên chọn ép neo cọc để giảm ảnh hưởng và ngược lại.
“Chúng ta có thể dành hàng giờ để nghe người khác nói.
Nhưng lại dành quá ít thời gian để nghe chính mình.”
– Daniel Võ –
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY.
VÕ BẢO TOÀN
Zalo : 0784.414.186
Fanpage : https://bitly.com.vn/E5C2i
Website : https://vobaotoanl.com/
Group Facebook : Seeding engineer
Kênh Youtube : vobaotoan-youtube
Group Read book: https://www.facebook.com/groups