KHI NÀO CẦN GHI CHÚ ĐIỀU KIỆN DỪNG CỌC Lmin VÀ Lmax?

Khi nào cần ghi chú điều kiện dừng cọc Lmin và Lmax trong bản vẽ thiết kế cọc? Tìm hiểu ngay! “Đúng – Sai, Cao – Thấp”, là các cặp từ …

TÍNH TOÁN THÉP TỪ NỘI LỰC TRONG SAFE – EXCEL 88

Tính toán thép từ nội lực trong SAFE xuất sang Excel như thế nào, để tiện làm thuyết minh? Tìm hiểu ngay! “Ít mà được nhiều?”, đây là tư duy chủ …

SƠ BỘ SCT CỌC THEO ĐẤT NỀN KHI XÉT TÁC DỤNG CỦA ĐỘNG ĐẤT THEO TCVN 10304:2014 – EXCEL 87

Sơ bộ SCT cọc theo đất nền khi xét tác dụng Động đất theo TCVN 10304:2014 ra sao? Lý thuyết tính toán như thế nào và cần lưu ý những gì? …

Cám ơn Tất cả mọi người!

“Đúng – Sai, Cao – Thấp”, là các cặp từ trái ngược nhau là chúng ta thường dùng để làm rõ một vấn đề gì đó. Nhằm mục đích thể hiện khả năng của bản thân so với người khác. Mà có lẽ vì đó, làm cho chúng ta ngày càng khó gần nhau. Vì đâu ai muốn mình là người sai hay người thấp.

Admin hồi tưởng lại một bộ phim “Thái cực” do Triệu Văn Trác thủ vai chính, có một câu nói rất hay, khi có cuộc tỉ thí giữa 02 môn võ “Thái cực và thiết quyền” với nhau. Thì giao lưu sẽ có người thắng người thua. Trong trận này thiết quyền thua và võ gia này khẳng định “Thiết quyền thua Thái Cực”. Nhưng võ gia ”Thái cực” lại cho rằng, thắng thua không nằm ở môn võ, mà nằm ở người luyện và suy ngẫm nó đến mức độ nào? Vì môn võ nào cũng có ưu và nhược điểm riêng của chúng. Người thắng là người khắc phục được điểm yếu và phát huy điểm mạnh của môn võ trong khả năng của mỗi người.

Qua câu chuyện trên, ta thấy được vấn đề sẽ khác, khi ta thay đổi góc nhìn về chúng.

Quay lại chủ đề, về chuyên ngành thì admin muốn chia sẻ với mọi người về điều kiện Chiều dài cọc để dừng ép cọc trong thiết kế.

Trong TCVN 9394:2012 có qui định khi nào được phép dừng ép cọc, khi thỏa cả 02 phần sau:

  • Chiều dài cọc phải nằm trong giới hạn Lmin và Lmax.
  • Lực ép thi công phải nằm trong giới hạn Pmin và Pmax.
KHI NÀO CẦN GHI CHÚ ĐIỀU KIỆN DỪNG CỌC Lmin VÀ Lmax? -Vobaotoan.com

Pepmax và Pepmin thì chúng ta thường thấy, nên trong chủ đề này chỉ đề cập đến Lmin và Lmax.  Nội dung TCVN cũng có ghi rõ chiều dài cọc Lmin và Lmax là chiều dài cọc dự báo theo tình hình biến động của nền đất trong khu vực, có thể hiểu nôm na theo ví dụ minh họa một công trình có Báo cáo địa chất như sau:

Một công trình có 03 hố khoan, để đạt được Ptk như mong muốn của thiết kế theo tải trọng công trình, thì mũi cọc cần đặt vào lớp số 4 là 3m.

Tuy nhiên lớp số 4, xuất hiện ở mỗi hố khoan có chiều sâu khác nhau, như sau:

  • HK01: -50.5m.
  • HK02: -43.0m.
  • HK03: -49.0m (chênh lệch -6.0m so với HK02 và +1.5m so với HK01)
KHI NÀO CẦN GHI CHÚ ĐIỀU KIỆN DỪNG CỌC Lmin VÀ Lmax?
KHI NÀO CẦN GHI CHÚ ĐIỀU KIỆN DỪNG CỌC Lmin VÀ Lmax?
KHI NÀO CẦN GHI CHÚ ĐIỀU KIỆN DỪNG CỌC Lmin VÀ Lmax? -Vobaotoan.com

Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề này TẠI ĐÂY.

ĐĂNG KÝ ỦNG HỘ KÊNH BẰNG CÁCH TẠI ĐÂY

“Ngàn việc tốt không bằng giữ Giới cho chính mình”
– Daniel Võ –

Cám ơn mọi người đã luôn quan tâm và ủng hộ kênh!
Chúc mọi người hạnh phúc trong công việc và cuộc sống!

VÕ BẢO TOÀN
Zalo : 0784.414.186
Fanpage : https://bitly.com.vn/E5C2i
Website : https://vobaotoanl.com/
Group Facebook : Seeding engineer
Kênh Youtube : vobaotoan-youtube
Group Read book: https://www.facebook.com/groups

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *