TÍNH TOÁN LÚN MÓNG BĂNG NHƯ THẾ NÀO?
Tính toán lún móng băng như thế nào? Làm thế nào để biết kích thước móng băng đã hợp lý chưa? Có phần mềm nào dự đoán lún móng băng không? …
Tính toán lún móng băng như thế nào? Làm thế nào để biết kích thước móng băng đã hợp lý chưa? Có phần mềm nào dự đoán lún móng băng không? Tìm hiểu ngay!
- Xem thêm: Hệ số giảm tải trọng sàn theo TCVN 2737-2023
- Xem thêm: Tính toán cầu thang 01 vế
- Xem thêm: Tính toán hệ số nền của đất
Cám ơn Tất cả mọi người!
“Đơn giản một vấn đề là một điều phức tạp, phức tạp một vấn đề là điều đơn giản – Khuyết danh”.
Câu nói trên, làm admin nhớ lại bộ Phim kiếm hiệp nổi tiếng của nhà văn Kim Dung “Hiệp Khách hành”. Cứ 18 năm, đảo chủ Đảo Hiệp Khách lại cho Thưởng Thiện Phạt Ác đi mời các cao thủ võ lâm lên đảo để nghiên cứu võ học về “Hiệp Khách Thần Công” được khắc lên đá trên đảo này.
Nhưng mấy chục năm qua không ai có thể rời đảo, vì không ai có thể luyện thành “Hiệp Khách Thần Công”, mặc dù đó đều là những cao thủ tuyệt thế đương thời, là giáo chủ của các phái lớn như: “Thiếu lâm, Võ đan, Nga mi,…”
Rồi một dịp nọ, có một chàng trai không mấy danh tiếng được mời lên đảo tên là Cẩu Tạp Chủng (Thạch Phá Thiên), lại có thể hiểu và luyện thành công được “Hiệp Khách Thần Công”. Nhưng có điều lạ lùng, là chàng trai này lại không biết đọc chữ, chỉ đơn thuần nhìn nét vẽ mà làm theo.
Đây có lẽ là đỉnh cao của sự đơn giản chăng? Đơn giản đến mức người không biết chữ cũng có thể luyện thành, còn những cao thủ võ lâm (Kiến thức quá nhiều) => phức tạp vấn đề nên mãi bao năm vẫn không luyện được.
Ắt hẳn ai trong chúng ta cũng vậy, lâu lâu cũng gặp những tình huống khá rõ ràng, nhưng có lẽ do bận rộn quá nhiều thứ nên kịp nhận ra.
Quay lại chủ đề hôm nay, cách TÍNH LÚN móng băng như thế nào?
Theo TCVN 9362-2012 có công thức TINH GỌN, áp dụng cho nhiều loại móng như hình bên dưới. Qua đó ta thấy rằng, tính lún ở đây là tại tâm móng của công trình (nếu có nhiều tải trọng xuống móng thì cần xác định thì tâm hợp lực trùng với tâm móng).
Ngoài ra, có qui định bảng tra hệ số lún α cho móng băng khi L/B ≥10.
P/S: Dự đoán lún của móng là điều quan trọng, bắt buộc trong hồ sơ thiết kế phải có. Nhưng không hẳn là điều kiện quan trọng nhất. Lún đều giữa các móng, thì công trình vẫn an toàn (tránh quá lớn => ảnh hưởng đến công năng), thì trường hợp nguy hiểm là lún lệch giữa các móng lớn => phát sinh nội lực chưa kể đến trong quá trình tính toán.
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề này TẠI ĐÂY.
ĐĂNG KÝ ỦNG HỘ KÊNH BẰNG CÁCH TẠI ĐÂY
“Đôi khi mọi thứ không phức tạp, mà nằm ở suy nghĩ của bản thân.”
– Daniel Võ –
Cám ơn mọi người đã luôn quan tâm và ủng hộ kênh!
Chúc mọi người hạnh phúc trong công việc và cuộc sống!
VÕ BẢO TOÀN
Zalo : 0784.414.186
Fanpage : https://bitly.com.vn/E5C2i
Website : https://vobaotoanl.com/
Group Facebook : Seeding engineer
Kênh Youtube : vobaotoan-youtube
Group Read book: https://www.facebook.com/groups