ẢNH HƯỞNG CỦA THI CÔNG LIÊN QUAN ĐẾN THIẾT KẾ?
Ảnh hưởng của thi công liên quan đến thiết kế như thế nào? Đó là những vấn đề gì mà chúng ta cần quan tâm? Tìm hiểu ngay! Như mọi người …
Ảnh hưởng của thi công liên quan đến thiết kế như thế nào? Đó là những vấn đề gì mà chúng ta cần quan tâm? Tìm hiểu ngay!
Cám ơn Tất cả mọi người!
Như mọi người đã biết, để hoàn thành một công trình (dự án), thì cần trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau (giai đoạn đầu thầu, nghiệm thu,…). Nhưng, tác giả ở đây, nêu lên 02 vấn đề mang tính quan trọng về mặt pháp lý như sau:
- Giai đoạn thiết kế.
- Giai đoạn thi công.
Trước đây, khi mới bắt đầu đi làm, thì hầu hết được các anh/chị đi trước đều nói rằng:”Sự cố công trình thì nguyên nhân 70% là đến từ thi công”. Con số trên, càng chứng tỏ ảnh hưởng của giai đoạn thi công đến chất lượng của công trình là rất lớn.
Sau này, có dịp ra công trường giám sát trên vai trò Giám sát tác giả (GSTG) hoặc Giám sát đại diện cho Ban Quản lý dự án, trên các công trình mà bản thân tham gia thiết kế. Thì thấy rằng con số này có thể lên đến 80-90%.
Vậy “Tại sao thi công ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình như thế?”
Nhớ thuở còn ở Đại học, thì bản thân đã quyết định theo con đường Thiết kế sau này ra trường. Vì tính chất và tính cách phù hợp với mội trường văn phòng hơn. Nhưng, hầu hết các anh/chị đều nói rằng:”Muốn hiểu về thiết kế hơn, thì có thời gian thì nên ra công trường xem họ thi công ra sao?”. Thực tế, bản thân cảm thấy cũng đúng nhưng bệnh lười lại lấn át nên bỏ lỡ dịp ra công trường ở công trình đầu tiên ra trường.
Thấy cũng khá tiếc vì mãi ham chơi của tuổi trẻ, thích đi chơi hơn là đi công trình. Nên có lẽ vì thế, mà cuộc đời lại được sắp đặt có cơ hội khác, trong dự án thứ 2 trong đời. Mọi người biết không? Tuy chỉ, tham gia ngoài công trình 01 năm thôi nhưng đã cho tác giả nhiều bài học quý báu mà không có Trường lớp nào dạy cho chúng ta cả. Vì đây là thực tế, cái đang diễn ra chứ không nằm trong tình huống cụ thể, có sẵn nào trong sách vở cả. Mỗi vấn đề là một tình huống khác nhau, khiến chúng ta phải xử lý một cách linh hoạt và uyển chuyển.
Và bài học tâm đắc nhất của tác giả, có dịp trải nghiệm trong các công trình đã tham gia với vai trò Giám sát, mà theo mình thấy là thi công rất hay làm chưa đúng và ẢNH HƯỞNG lớn đến kết quả tính toán trong thiết kế, mà mình muốn chia sẻ với mọi người như sau:
(1) Khoảng cách thép của lớp thép chạy suốt – tăng cường và 02 lớp thép sàn chưa đúng?
(2) Thiếu cốt vai bò, vị tri dầm phụ giao dầm chính đặc biệt vị trí DẦM chuyển?
(3) Lớp bê tông bảo vệ dầm,sàn có chiều dày không đúng?
(4) Chiều dài neo và nối thép, chiều dài thép gia cường chưa khớp với bản vẽ?
(5) Thiếu thép sàn lớp trên ở các vị trí góc?
(6) Chất lượng của bê tông khó đạt như trong thiết kế?
Đề xuất của tác giả khi đi Giám sát vài công trình đã và đang thi công khi THIẾT KẾ như sau:
Để đảm bảo chất lượng, an toàn công trình và giảm rủi ro cho đơn vị thiết kế lẫn công trình thì trong giai đoạn thiết kế cần:
- Nên tính dư về khoảng cách a giữa 02 lớp thép so với tiêu chuẩn (hoặc chọn thép an toàn 1.2 so với kết quả từ mô hình tùy theo vị trí và cấu kiện).
- Đề xuất được đi Giám sát tác giả khi công trình thi công, đặc biệt trong công tác lắp dựng cốt thép dầm, sàn. Vì công tác này chiếm khối lượng lớn.
- Sử dụng ít loại thép trong một tầng (thay vì trong một cấu kiện, để dễ thi công tránh nhầm lẫn và dễ kiểm soát hơn.
“Ai cũng mong muốn mình có Trí Tuệ hơn người,
Nhưng Trí tuệ là khởi nguồn từ Tình Yêu”
– Daniel Võ –
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY.
VÕ BẢO TOÀN
Zalo : 0784.414.186
Fanpage : https://bitly.com.vn/E5C2i
Website : https://vobaotoanl.com/
Group Facebook : Seeding engineer
Kênh Youtube : vobaotoan-youtube
Group Read book: https://www.facebook.com/groups