13 bước mô hình trong Etabs gồm những bước gì mà bạn cần phải biết? Nó giúp ích gì cho chúng ta khi xây dựng mô hình. Tìm hiểu nhé.
“Cuộc đời của mỗi người là một cuốn tiểu thuyết dài tập, và chúng ta là nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết đó”. Nhưng nếu cứ để mọi thứ trôi qua ngày ngày, tháng qua tháng, năm qua năm thì chúng sẽ trôi qua và mất đi như một cuốn sách sẽ mất đi một vài trang vậy.
Khi ta muốn tìm lại sẽ mất khoảng thời gian sẽ nhớ lại, vì thế cách tốt nhất để lưu lại những khoảnh khắc tuyệt vời ấy là viết ra và hệ thống lại những thứ ta đã trải qua trong cuộc đời. Xong chương này sẽ đến chương kế tiếp và cứ thể sẽ lưu lại mãi cho những người đi sau tiếp tục và phát triển.
Mong muốn không chỉ riêng Toàn là nhìn thấy các bạn thích thiết kế kết cấu hay đam mê với việc sử dụng phần mềm Etabs nói riêng sẽ có tài liệu để tiếp cận nhanh hơn những thế hệ như mình để tiến bước vững chắc trên con đường sự nghiệp của chính mình và vươn đến mục tiêu của cuộc đời mà các bạn hằng mơ ước.
Và phần GUIDE LINE (hướng dẫn) phần “nhà 5 tầng” bên dưới đây là tiền đề cho các bạn cũng như mình trong quá trình viết ra những hướng dẫn dành cho nhà CAO TẦNG (Tall building) kế tiếp.
Kỹ năng Etabs 15: Tính toán dầm, sàn cong trong Etabs cần chú ý điều gì? Kết quả phân tích so với mô hình truyền thống như thế nào? Tìm hiểu nhé.
“Trên mặt đất làm gì có đường, người ta đi mãi mà thành đường đó thôi” – Nhà văn Lỗ Tấn –
Cám ơn Tất cả mọi người!
“Mọi
con đường đều dẫn đến thành Rome”, dù ta có làm gì hay đi bằng con đường nào đi
chăng nữa thì đích đến vẫn là bức tranh cuối cùng mà chúng ta muốn đạt được.
Cũng như hai bài chia sẻ trước về việc mô hình dầm, sàn cong trong Etabs. Tuy
lên mô hình sẽ đẹp đấy nhưng kết quả không ra như chúng ta mong muốn thì cũng
mang lại được gì? Giống như cây MẬN nhà bạn thuở nhỏ của Toàn, cây ra trái rất
sai, quả đỏ,đẹp rất ngon nhưng ăn vào thử thì thôi rồi Lượm ơi! Thật là hụt hẫng.
Vì
thế chúng ta cần quan tâm đầu tiên là kết quả cuối cùng như thế nào? Giống như
mục tiêu cuộc đời của mỗi chúng ta? Ta sẽ là ai trong cuộc đời này? Hay cứ sống
cho dòng đời xô đẩy? Câu trả lời tùy theo mức độ trải nghiệm và quan điểm sống
của từng người, mà có thể:
Miễn đến mục tiêu là được không cần thẩm mỹ
(nhưng cũng dễ nhìn là được),
Phải đẹp đầu tiên còn kết quả ra sao thì
giải quyết sau, miển đẹp là được,
Vậy có cách nào đạt được cả 2 điều trên hay
không? Đó là thứ mà mình nghĩ chúng ta phải tìm câu trả lời cho chính bản thân
của mỗi người => để tạo nên sự khác biệt giữa mình và những người xung
quanh.
VẬY TÍNH TOÁN DẦM, SÀN CONG TRONG ETABS CẦN CHÚ Ý GÌ?
BÍ MẬT TRONG TẦM TAY – CÙNG KHÁM PHÁ
Các bạn nếu theo dõi 2 bài trước thì chắc hẳn còn nhớ 2 dầm, sàn cong quen thuộc này chứ?
Etabs trong các
version mới ra gần nay bổ sung nhiều tính năng hữu ích cho việc xây dựng mô
hình với công trình có mặt bằng phức tạp. Nhưng chúng ta là người quyết định sự
AN TOÀN của công trình nên một số lỗi của các VERSION cũ trước đây vẫn là mối
quan tâm của nhiều người, đặc biệt là về dầm, sàn cong. Và hôm nay mình phân
tích một chút về chủ đề này gồm 3 phần:
CHÚNG TA SỬ DỤNG CHỌN CHẾ ĐỘ MESH GÌ CHO SÀN CONG?
KẾT QUẢ TÍNH TOÁN SO VỚI MÔ HÌNH TRUYỀN THỐNG NHƯ THẾ NÀO?
CHỌN CÁCH LÀM NÀO ĐỂ MÔ HÌNH CHO CÔNG TRÌNH?
Để đơn giản hóa vấn đề, lấy một ví dụ như bên dưới với
kích thước dầm, sàn và tải trọng như sau:
Dầm 250x600mm, Cột 400x400mm, Sàn dày 150mm,
Tải trọng: Hoạt tải 7.5kN/m2 và Tĩnh tải
2.5-3.5kN/m2.
1. CHÚNG TA CHỌN CHẾ ĐỘ MESH GÌ CHO SÀN CONG ?
Mối quan tâm lớn nhất đó là kết quả thép trong dầm, sàn như thế nào? Mà kết quả đó phần lớn là do chúng ta CHỌN chế độ Mesh sàn như thế nào? Hầu hết mọi người thiết kế thường Mesh sàn ảo cho sàn thì có 2 loại như sau:
NOTE: Khi Mesh sàn ảo bằng chế độ DEFAULT cho các vị trí sàn cong, chúng
ta nhận ra được điều gì?
Sàn được chia đều hơn so vớ chia sàn ảo dạng COOKIE CUT
Vì thế nội lực trong sàn và dầm phân bố đều hơn cho các dầm trong mà không dồn về phía dầm cong quá nhiều.
Chuyển vị trên dầm, sàn cong nhỏ hơn.
CHẤP NHẬN chia sàn cong dạng Default sẽ ra kết quả hợp lý hơn.
2. SO VỚI MÔ HÌNH TRUYỀN THỐNG THÌ KẾT QUẢ NHƯ THẾ NÀO?
KẾT QUẢ ra như trên cũng chỉ để chứng minh, chúng ta nên chọn chế độ Mesh sàn nào
thôi? Còn kết quả so với cách vẽ truyền thống mà mọi người hay làm thì như thế
nào? (Vẽ từng đoạn thẳng rồi nối lại với nhau).
Và đây có
lẽ là thắc mắc của nhiều người? Cùng xem tiếp các bạn:
NOTE: Cách làm truyền thống và vẽ Curve beam có gì khác biệt về kết quả?
Thép dầm có chênh lệch nhưng có thể chấp nhận được.
Chuyển vị có chênh lệch nhưng không nhiều.
Mô hình truyền thống sẽ AN TOÀN hơn nhưng làm theo CURVE BEAM sẽ tiết kiệm hơn.
3. NÊN CHỌN CÁCH MÔ HÌNH NÀO CHO CÔNG TRÌNH?
Sau khi làm xong 2 phần trên thì không biết, các bạn có đang suy nghĩ đến
câu hỏi trên hay không? Làm theo truyền thống sẽ AN TOÀN hơn nhưng làm theo
Curve Beam tuy tiết kiệm hơn nhưng trước giờ có ai làm chưa? Và nếu chưa thì
sao biết được kết quả có đảm bảo không? Qua đơn vị thẩm tra thì như thế nào?
Rất rất nhiều câu hỏi sẽ được đặt ra…Vậy CSI ra thêm công cụ Draw Curve beam làm gì nhỉ? Toàn nghĩ câu trả lời sẽ thực tế hơn khi chúng ta áp dụng làm một công trình thực tế. Vì thế câu trả lời nằm trong tay của mỗi người. Tùy theo các bạn có DÁM thử thách bản thân mình hay không mà thôi.
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY.
“Cái mà ta thấy được chỉ là kết quả, cái mà ta không nhìn thấy được đó là quá trình” – Daniel Võ –
Khi đứng trên ngọn HÃI ĐĂNG Mũi Dinh của quê nhà, nhìn cảnh vật xung quanh, đặc biệt là biển trời thấy tâm hôn mình thật bình yên xua tan đi những ý nghĩ bình thường của cuộc sống. Như muốn đắm chìm vào không gian vô tận của biển cả, hòa mình vào năng lượng của đất trời.
Mới nhận ra rằng:“Ta luôn có một cuộc sống hạnh phúc” nên cố gắng làm thật nhiều mà đôi khi quên đi thời gian dành cho bạn bè, cho gia đình và những phút giây thư giãn cho bản thân. Những khoảng thời gian thật sự đâu có tốn kém, thật sự giản dị nhưng mang lại cho ta niềm vui khó tả. Nơi tĩnh lặng nơi quê nhà cho ta nhìn nhận lại những gì đã trải qua trong năm qua và bước đi sắp đến cho cuộc đời mình. Ôi “hạnh phúc” là thế là bấy lâu nay ta cứ đi tìm câu trả lời trong sâu thẳm của trái tim.
Nay chia sẻ con đường của mình cho mọi người để tìm được con đường “hạnh phúc” PHÙ HỢP cho bản thân của mỗi người.
” Tiền rất quan trọng đối với cuộc sống, nhưng cái chúng ta muốn lại là hạnh phúc” – Jim Rohn –
Kỹ năng Etabs 14: Mô hình sàn cong Etabs như thế nào sau khi có dầm cong? Cần lưu ý những gì? Các bước thực hiện ra sao? Tìm hiểu nhé.
“Sự chin chắn bắt đầu khi bạn biết quan tâm đến người khác, nhiều hơn quan tâm đến bản thân mình” – John MacNoughton –
Cám ơn Tất cả mọi người!
“TIỀN
rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, nhưng cái chúng ta hướng đến cuối
cùng lại là hạnh phúc”. Từ đó có thể suy ra rằng cái ta muốn có là hạnh phúc và
tiền chỉ là phương tiện đưa ta đến đích cuối cùng mà thôi.
Như
bài hôm trước vẽ mô hình dầm cong trong Etabs thì hiếm khi ta bắt gặp một công
trình có dầm mà không có sàn cả. Cũng như đã vẽ dầm cong như thế thì SÀN mô
hình cong như thế theo dầm được chứ? Vâng câu trả lời nếu như trước đây hầu hết
trả lời rằng:”phức tạp, tốn thời gian” nhưng bây giờ Etabs ngày càng mạnh hơn,
với nhiều chức năng hỗ trợ hơn để việc mô hình trở nên dễ dàng hơn để đáp ứng
được thẩm mỹ ngày càng cao của kiến trúc.
Vậy
việc mô hình sàn cong theo dầm cong trong ví dụ hôm trước cần thực hiện ra sao?
Cũng giống như có 2 phần thể xác và tâm hồn thì đã có dầm thì còn sàn thì như
thế nào? Cùng Toàn xem ví dụ minh họa bên dưới:
MÔ HÌNH SÀN CONG TRONG
ETABS NHƯ THẾ NÀO?
BÍ MẬT TRONG TẦM
TAY – CÙNG KHÁM PHÁ
Sau khi vẽ được dầm cong trong Etabs thi tiếp theo, nếu có sàn thì bắt buộc chúng ta phải vẽ sàn cong để đảm bảo sự liên kết giữa dầm và sàn.
Ô
sàn cong số 1: Cần chú ý
những điểm gì?
Chọn vẽ sàn chế độ Arc (3 point)
Chọn vẽ qua 4 điểm như hình bên dưới.
Điểm số 3 là một điểm bất kỳ nằm trên đường
cong của dầm.
Ô
sàn cong số 2: Cần chú ý
những điểm gì?
Chia dầm cong thành 2 phần bằng nhau
Chọn vẽ sàn chế độ Arc (3 point)
Chọn vẽ qua 4 điểm như hình bên dưới.
Điểm số 3 là một điểm bất kỳ nằm trên đường cong của dầm.
Chỉ vẽ 1/2 cung tròn, vẽ làm 2 lần.
Phần chủ đề này khá hay, trước đây Toàn thường làm vẽ từng đoạn rồi nối lại với nhau. Nhưng có nhiều bạn thắc mắc nên mình cố gắng tìm hiểu và thấy rằng Etabs bây giờ hay hơn phiên bản trước nhiều. Vì thế Toàn cám ơn các bạn đã gửi câu hỏi đến, để mình có thể biết thêm nhiều về Etabs hơn.
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY.
“Đi thật lâu, làm thật nhiều. Bạn sẽ cảm nhận được rằng. Chúng ta thật nhỏ bé trước kiến thức vô tận của thế giới” – Daniel Võ –
Hệ số giảm độ cứng trong Etabs tính như thế nào? Hệ số này có gì khác so với giảm độ cứng trong trường hợp xảy ra động đất? Tìm hiểu nhé.
“Trong vũ trụ này, có những thứ đã được biết và những thứ chưa biết đến, và ở giữa có những cánh cửa” – William Blake –
Cám ơn Tất cả mọi người!
Khi đi làm để nâng cao hiệu quả công việc tốt hơn, thì có tìm hiểu về một số SOFT SKILL (kỹ năng mềm). Trong số các kỹ năng đó thì có thấy 1 chủ đề rất hay là “Làm ít được nhiều” của nguyên lý 70/30 về cách làm việc hàng ngày giữa công việc và cuộc sống. Cũng đơn giản vì chúng ta đi làm là để có được một cuộc sống mơ ước của chính mình mà.
Nội dung của nguyên lý 70/30 như sau: Chúng ta có 100% năng lượng trong một ngày, chỉ nên dùng 70% cho công việc và 30% lại cho cuộc sống của chúng ta => tái tạo lại 100% năng lượng cho ngày. Thay vì dành 100% cho công việc rồi đến ngày mai chỉ còn 80% vì hôm qua đâu có dành thời gian để sạc pin.
Khi đến nói vấn đề trên thì trong đầu Toàn bỗng xuất hiện suy nghĩ:”Ah hình như trong việc mô hình tính toán cũng vậy. Có 2 dạng liên kết:
Liên kết ngàm
Liên kết khớp
Nhắc đến đây thì các bạn cũng đã biết đặc tính của từng liên kết như thế nào rồi? Nhưng chúng ta muốn liên kết bớt cứng(bớt ngàm) đi được không? Như chúng ta hay tính tay rồi phân phối moment cho nhịp và bụng.
Để làm được điều này trong Etabs cũng cho phép chúng ta làm được điều đó nhưng cần phải tính toán hệ số phân phối moment là bao nhiêu? Và đây chính là bảng tính cũng như cơ sơ tính toán mà mình tìm hiểu được và chia sẻ cho mọi người cùng biết.
Tóm lại nội dung trên như sau: Nếu 2 sơ đồ dầm là ngàm thì sẽ có moment gối và nhịp truyền thống như hình dưới.
Nhưng khi chúng ta mong muốn giảm moment gối và tăng moment nhịp thì cần tăng giảm bao nhiêu thì cần tính toán lại độ cứng liên kết ra được kết quả mong muốn.
“Cuộc đời là những hành trình là chúng ta là những hành khách trên cuộc hành trình đó”- Lão Tử – Từ khi ra trường đền giờ mình tự cho mình là khá may mắn so với các bạn đồng trang lứa.
Khi được vào làm tại nhiều công ty đa quốc gia tại Việt Nam từ Canada, Singapore, Australia, Taiwan hay France. Nhưng có một cảm nhận chung mình nhận được từ mọi người là hầu hết mọi người đi làm vì nghĩa vụ phải kiếm tiền nuôi gia đình hơn là TẬN HƯỞNG CUỘC SỐNG (Enjoy your life). Rồi ngày qua ngày cứ đi làm tâm trạng càng rối bời, cảm xúc với công việc không còn, công việc dở dang, lương không tăng và chức cũng chẳng có.
Vậy chúng ta đến thế giờ này chỉ là nghĩa vu thôi sao? Có cách nào để chúng ta cảm thấy phấn khích khi làm việc của minh hay không? Tham gia nhiều khóa học phát triển bản thân, ngày càng đọc sách nhiều thêm và trò chuyện với những người giàu kinh nghiệm sống hơn thì mới rút ra được kinh nghiệm này và chia sẻ đến những ai cùng tâm trạng này:
“Hãy đi tìm sự đam mê của chính mình, bởi thế giới là dành cho người sống” – Steve Jobs –